ĐẠO ĐẤNG CHRIST LÀ GÌ?

Joel Stephen Williams, author

Hoang Quy T. Dong, translator

An H. Tran, editor

Translator and Editor into Vietnamese

An H. Tran was born in 1987 and baptized into Christ in 2001. He is a third generation Christian of the church in Vietnam. Through his father’s mentorship, he has learned practical and biblical insights in ministry to have a strong desire to be an evangelist and a teacher in the mission field. He began serving the Dau Tieng Church in 2008 where his father is a minister. An and his wife Hoang were married in 2011. Their daughter, “Grace,” was born in 2016.

An and his wife graduated from Sunset International Bible Institute (SIBI) in Singapore in 2015, studying under notable teachers like the late Brandi Kendall and Edward C. Wharton. An has also served as a minister in Nha Be Church (Ho Chi Minh City), as a director in leading biblical education ministry of the Vietnam Bible Institute (VBI) and Vietnam Mission Fund (VMF), and as a teacher, translator, and webmaster in service of the churches of Christ. He is an MDiv student at Heritage Christian University in Florence, AL.

Return to Home Page

____________________

Đạo Đấng Christ là gì? Mục đích của sách này là để giải thích về đạo Đấng Christ cho bạn bằng các thuật ngữ đơn giản, để bày tỏ cách để bạn trở thành một tín đồ Đấng Christ, và để tóm tắt những gì mà bạn phải tin và bạn nên hành động như thế nào như là một tín đồ Đấng Christ. Đạo Đấng Christ mà bạn sẽ đọc về nó trong các trang sau là đạo Đấng Christ như được biết đến và được thực hiện trong thời kỳ các sứ đồ của thế kỷ đầu tiên. Một nổ lực chân thành sẽ được thực hiện với tài liệu một cách chính xác từ Kinh Thánh với mọi tuyên bố được đưa ra về đạo Đấng Christ. Những điều sau đây là một nổ lực để trình bày cho bạn về đạo Đấng Christ mà không có các truyền thống được thêm vào của những người nam và nữ từ 2000 năm trước. Trong khi hầu hết các truyền thống về sau này là vô hại, thì một số lại sai lầm và nên được tránh đi.

Nhiều người ngày nay bị bối rối về đạo Đấng Christ thực sự là gì, bởi vì họ kết hợp nó với những truyền thống mà làm lu mờ đi lẽ thật. Có thể bạn bị làm cho có thành kiến về đạo Đấng Christ trong quá khứ, bởi vì bạn bị làm cho chán ghét bởi một tấm gương không thích hợp của đạo Đấng Christ trong một Hội Thánh hay trong đời sống của một vài cá nhân mà nhận chính mình là tín đồ Đấng Christ. Nếu điều này là đúng với bạn, xin hãy đọc cuốn sách này và đánh giá đạo Đấng Christ theo các tư tưởng về những gì mà đạo Đấng Christ phải là như vậy, không phải theo nổ lực gây sai sót của một vài người là tín đồ Đấng Christ. Hãy đánh giá đạo Đấng Christ theo tiêu chuẩn được đưa cho chúng ta trong Tân Ước về việc các tín đồ Đấng Christ và Hội Thánh phải là gì. Những người xưng mình là tín đồ Đấng Christ có thể không sống, thờ phượng hay dạy dỗ như họ nên làm vì nhiều lý do. Có thể họ không biết gì về toàn bộ lẽ thật. Có thể họ bị làm mê muội bởi sự dạy dỗ sai lầm. Có thể họ là những kẽ giả hình. Có khả năng là họ chân thật, nhưng họ đã gây ra một vài sai phạm như tất cả loài người đều làm. Xin đừng từ chối đạo Đấng Christ chỉ bởi vì sự thất bại của ai đó mà bạn biết, người xưng là một tín đồ Đấng Christ. Hãy đánh giá đạo Đấng Christ bởi Đức Chúa Jesus Christ. Bạn sẽ thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ, tác giả và Đấng sáng lập ra tôn giáo Christian, sẽ không làm bạn thất vọng theo bất cứ cách này. Trong khi những người đi theo Ngài gây ra sai sót, thì Ngài không hề sai.

Sự Cần Thiết Cho Sự Cứu Rỗi

Đạo Đấng Christ là tôn giáo của những người được gọi là “Christian” (tín đồ Đấng Christ) (Công vụ 11:26; 26:28; 1 Phierơ 4:16). Một tín đồ Đấng Christ đơn giản là một người đi theo Đức Chúa Jêsus của Naxarét, Đấng được gọi là Đấng Christ hay Đấng Mêsi bởi những người tin vào Ngài. Tại sao bất cứ ai cũng nên là một Christian? Câu trả lời cho câu hỏi này đó là chúng ta cần sự cứu rỗi cho tội lỗi của chúng ta. Để hiểu được sự cần thiết của chúng ta cho sự cứu rỗi khỏi tội lỗi, chúng ta trước tiên hãy nhìn vào nó có nghĩa gì để là một người có trách nhiệm và có thể khai trình trước Đức Chúa Trời.

Tất cả loài người hơn các vật tạo dựng xác thịt khác như động vật. Chúng ta có thứ gì đó bên trong chúng ta mà được gọi là một “linh hồn” hay “tâm thần,” tức là chúng ta là các vật tạo dựng thuộc linh (Công vụ 7:59; 1 Côrinhtô 2:11; 1 Têsalônica 5:23; Giacơ 2:26). Ban đầu, Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên mọi thứ (Sáng thế ký 1:1), nhưng Ngài đã tạo dựng loài người “theo ảnh tượng của Ngài” (Sáng thế ký 1:26-27; Côlôse 3:10; Giacơ 3:9). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta có khả năng để suy nghĩ và suy luận. Chúng ta có khả năng để hiểu được những điều thuộc linh và tin vào một Đấng Tối Cao, Đấng mà chúng ta gọi là “Đức Chúa Trời.” Chúng ta có thể phân biệt được đúng sai, có cảm giác tội lỗi, cũng như hiểu được những điều đáng kính và đáng quý. Chúng ta có thể cảm nhận được một cảm giác của sự sợ hãi khi chúng ta ngẫm nghĩ đến sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể thờ phượng, và ở bất cứ nơi nào trên thế gian, trong vòng tất cả các chủng tộc và tầng lớp của loài người, sự thôi thúc để vương tới một Đấng cao hơn trong sự thờ phượng là toàn cầu. Chúng ta có thể sống một đời sống đáng quý hơn trong việc bắt chước sự thánh khiết hoàn hảo của Đức Chúa Trời (Mathiơ 5:48; Êphêsô 4:21-23; 1 Phierơ 1:14-16).

Khi sứ đồ Phao-lô đang rao giảng ở Athen, Gờréc, ông đã khen ngợi người Athen cho sự “sốt sắng về tôn giáo” (Công vụ 17:22). Họ có các bàn thờ và các tượng để thờ phượng các thần khác nhau. Để bảo đảm là họ không bỏ sót bất cứ vị thần nào, họ đã xây một bàn thờ để “Thờ Chúa không biết” (Công vụ 17:23). Sau đó Phao-lô báo cho người Athen biết về Đức Chúa Trời thực sự duy nhất.

Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. Ngài cũng chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì, vì Ngài là Đấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài. Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở, hầu cho tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta. Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có, y như xưa một vài thi nhân của các ngươi có nói rằng: Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài. (Công vụ 17:24-28).

Vì Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Dựng của chúng ta, chúng ta phải chịu trách nhiệm với Ngài (Êsai 43:7; Khải Huyền 4:11). Phao-lô đã bảo những người Athen rằng một ngày nào đó họ sẽ bị đoán xét bởi Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn, vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian” (Công vụ 17:30). Vì Đức Chúa Trời đã đặt bên trong chúng ta khả năng để biết lý lẽ và biết phân biệt đúng sai, chúng ta phải chịu trách nhiệm với Ngài. Phao-lô đã nói về những người không hề có luật pháp được viết ra từ Đức Chúa Trời; nhưng họ biết “tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu” (Rôma 2:14). Bởi vì chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời đang tồn tại (Thi Thiên 19:1-6; Rôma 1:19-20), và bởi vì chúng ta có thể phân biệt được đúng sai, nên chúng ta phải chịu trách nhiệm cho các suy nghĩ của chúng ta, các việc làm của chúng ta, và đời sống của chúng ta trước Đức Chúa Trời (Công vụ 10:42; Rôma 2:16; 1 Côrinhtô 4:5).

Sự thật đáng buồn đó là tất cả loài người đã trưởng thành và biết được sự khác nhau giữa tốt và xấu đều đã phạm tội. Tội lỗi là bất cứ điều gì trái ngược với ý muốn của Đức Chúa Trời. Nó là “sự trái luật pháp” (1 Giăng 3:4). “Mọi sự không công bình đều là tội” (1 Giăng 5:17). Đúng và sai không được định tùy ý bởi Đức Chúa Trời. Thay vào đó, bất cứ điều gì giống với Đức Chúa Trời là đúng và bất cứ điều gì không giống với Đức Chúa Trời là sai. Đức Chúa Trời là yêu thương, vậy việc không yêu thương là tội (1 Giăng 4:8, 16). Tính chân thật là đúng, bởi vì Đức Chúa Trời không bao giờ nói dối (Tít 1:2). Có rất nhiều danh sách của nhiều loại khác nhau của tội lỗi trong Tân Ước mà giúp chúng ta hiểu nó liên quan đến cái gì. Trong Rôma, Phao-lô đã viết cho các tội nhân rằng:

Họ đầy dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ; chan chứa những điều ghen ghét, giết người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ; hay mách, gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ; dại dột, trái lời giao ước, không có tình nghĩa tự nhiên, không có lòng thương xót (Rôma 1:29-31).

Phao-lô cũng liệt kê một vài “việc làm của xác thịt” phổ biến hay tội lỗi: “Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy” (Galati 5:19-21). Phao-lô liệt kê một vài ví dụ của những người sẽ không thừa hưởng được nhà ở trên trời, trừ khi họ ăn năn và tìm kiếm sự cứu rỗi. Những người này bao gồm “những người gian dâm, thờ thần tượng, ngoại tình, kỹ nam, đồng tính luyến ái, kẻ trộm, người tham lạm, nghiện rượu, người hay chửi rủa, kẻ cướp” (1 Côrinhtô 6:9-10; so sánh với Côlôse 3:5-10); 1 Timôthê 1:9-11; 2 Timôthê 3:2-5; Giacơ 3:14-16; 1 Phierơ 2:1-2).

Chúng ta không thể đổ lỗi cho người khác vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phạm tội bởi vì chúng ta chịu thua sự cám dỗ (Giacơ 1:12-15). Mặc dù A-đam và Ê-va đã đem tội lỗi vào trong thế gian, nhưng chúng ta chưa bao giờ bị ép buộc để phạm tội cả. Chúng ta phạm tội bởi vì chúng ta làm theo tấm gương của những người khác và bởi vì chúng ta khao khát làm điều đó, là điều xấu xa. Đây là cách mà tội lỗi lan tràn khắp thế hệ loài người (Rôma 5:12). Giống như tất cả những người đi theo Đấng Christ đều được cứu, thì cũng vậy tất cả những ai bắt chước A-đam và đi theo ông trong con đường tội lỗi đều bị hư mất (Rôma 5:15-21). Một vài người dạy sai trái rằng chúng ta thừa hưởng một bản chất tội lỗi từ A-đam, và tất cả chúng ta đều mang tội từ khi chúng ta được sinh ra. Kinh Thánh dạy khác. Mỗi người chịu trách nhiệm riêng trước Đức Chúa Trời. Con trẻ sẽ không bị kết án như có tội vì tội lỗi của cha me chúng hay vì tội lỗi của A-đam. Giống vậy, cha mẹ cũng sẽ không bị kết tội bởi Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của con cái họ (Giêrêmi 31:29-30; Êxêchiên 18:1-20). Mỗi người trong chúng ta chịu trách nhiệm cá nhân với Đức Chúa Trời.

Bởi vì chúng ta là những tội nhân và bởi vì Đức Chúa Trời là thánh và là Đức Chúa Trời hoàn hảo, nên chúng ta bị tách xa khỏi Ngài (Êsai 59:1-2). A-đam và Ê-va bị ném ra khỏi vườn Ê-đen sau khi họ phạm tội (Sáng thế ký 3:1-24). Cũng vậy, Đức Chúa Trời phán xét chúng ta khi chúng ta phạm tội. Mỗi người đều mang tội trước Đức Chúa Trời, thậm chí là những người sùng đạo (Rôma 3:9). “Không có một người công bình, dẫu một người cũng không” (Rôma 3:10). “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:23; so sánh với 1 Giăng 1:8-10). Cái giá mà tất cả chúng ta xứng đáng cho tội lỗi của chúng ta là cái chết: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rôma 6:23; so sánh với Galati 6:7-8). Trong tình trạng này, chúng ta nhận ra nhu cầu cấp thiết cho sự cứu rỗi. Chúng ta bị hư mất, bởi vì chúng ta là những tội nhân. Chúng ta không thể cứu chính bản thân chúng ta. Chúng ta không có được sự giúp đỡ (Rôma 5:6). Nếu chúng ta cố gắng hết sức, thì chúng ta có thể phạm tội ít hơn một chút trong tương lai, nhưng chúng ta vẫn sẽ phạm tội. Hơn thế nữa, chúng ta không thể trả cho các tội lỗi mà chúng ta đã phạm rồi. Chúng ta cần sự cứu rỗi khủng khiếp. Chúng ta cần một Đấng Cứu Rỗi!

Đấng Cứu Rỗi Từ Thiên Đàng

Hãy tưởng tượng một người bị kẹt dưới đáy của một hố sâu. Người đó không thể leo ra ngoài. Người đó cần giúp đở từ bên ngoài hay từ bên trên. Người đó cần ai đó quăng xuống một sợi dây hay một cái thang. Người đó cần một người cứu giúp. Loài người cũng trong tình huống tượng tự bởi vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cần sự giúp đở từ thiên đàng, và Đức Chúa Trời vĩ đại của chúng ta đã ban cho chúng ta một Đấng Cứu Thế. Chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất (Phục truyền luật lệ ký 6:4; Mác 12:29, 32; 1 Côrinhtô 8:4, 6; Êphêsô 6:6; Giacơ 2:19), nhưng Đức Chúa Trời này được chúng ta biết đến theo ba cách, Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh (Mathiơ 28:19; 2 Côrinhtô 13:14; Giăng 15:26). Gọi Đức Chúa Trời là “Cha” không có nghĩa là Đức Chúa Trời đã kết hôn hay Ngài và một người vợ thánh có một người con. “Cha” nói cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời giống như một người cha khi Ngài trông chừng chúng ta và chăm sóc chúng ta (Mathiơ 6:9; 7:9-11). Đức Chúa Jêsus Christ không được gọi là “Con của Đức Chúa Trời” bởi vì Đức Chúa Trời và một người vợ thánh đã sanh ra Đức Chúa Jêsus, hay bởi vì Đức Cha già hơn Đức Con. Ngài được gọi là “Con của Đức Chúa Trời” bởi vì Ngài chịu quy phục trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời - Đức Cha như bất cứ người con nào vâng phục cha của mình (Giăng 4:34; 5:30; 6:38). Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh tất cả đều là đời đời và tất cả đều là thánh. Họ là Đức Chúa Trời, không phải con người.

Điều này có nghĩa là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ, không bắt đầu cuộc sống của Ngài hay sự tồn tại của Ngài khi Ngài được sinh ra trong thế gian này. Ngài đã sống từ rất lâu trước Ápraham (Giăng 5:58). Ngài đã sống trước khi thế gian được tạo dựng (Giăng 1:3; Côlôse 1:15-16; Hêbơrơ 1:2). Điều này thường được nói đến như sự tồn tại lúc trước của Đấng Christ (Giăng 3:13; 8:23; 17:5; 18:37). Đấng Cứu Thế của chúng ta, Đức Chúa Jêsus Christ là đời đời. Ngài luôn luôn tồn tại và vẫn sẽ luôn tồn tại (Khải Huyền 1:8, 17; 21:6; 22:13; Giăng 1:1; Hêbơrơ 13:8). Dù cho Ngài đã ở trên thiên đàng, nơi có rất đông thiên sứ có thể hầu hạ Ngài, nhưng Ngài vẫn tự nguyện đến thế gian để là Đấng Cứu Thế của chúng ta (1 Côrinhtô 8:9). Phao-lô giải thích tin tức tốt lành tuyệt diệu mà làm nên câu chuyện của đạo Đấng Christ rất lạ thường:

Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người (Philíp 2:6-7).

Loài người tội lỗi cần một Đấng Cứu Thế. Thay vì đòi hỏi điều bất khả thi từ chúng ta, tức là, chúng ta trả cho tội lỗi của chính chúng ta, thì Đức Chúa Trời đã sai Con duy nhất của Ngài vào trong thế gian để giải quyết vấn đề tội lỗi của chúng ta (Giăng 3:16). Đây là lý do tại sao thông điệp của đạo Đấng Christ được gọi là “tin lành” (Mác 1:1; 16:15; Rôma 1:16; Êphêsô 1:13; 1 Timôthê 1:11). Từ “tin lành” có nghĩa là “tin tức tốt lành” (BAGD, 317-18). Nó là tin tức tốt lành rằng sự cứu rỗi của chúng ta không phải là vô vọng. Đức Chúa Trời đã gửi cho chúng ta một Đấng Cứu Thế để cứu chúng ta khỏi tội lỗi của mình. Sự cứu rỗi đã đến với chúng ta từ trên trời trong Con của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus Christ.

Sự Giáng Sanh Của Đấng Christ

Để con của Đức Chúa Trời trở thành Đấng Cứu Thế của chúng ta, Đức Chúa Trời đã sắp đặt một sự giáng sanh rất đặc biệt, kỳ diệu xảy ra. Đức Chúa Trời đã chọn một người nam và nữ tốt dân Giuđa, Giô-sép và Mary, để là cha mẹ cho đứa trẻ đặc biệt này. Giô-sép và Mary đã hứa hôn, có nghĩa là họ đã hứa cùng với nhau và đã được xem như là vợ chồng, nhưng họ vẫn chưa bắt đầu sống cùng nhau và chưa làm trọn hôn nhân của họ qua quan hệ tình dục (Mathiơ 1:18-25). Mary vẫn còn là một trinh nữ (Luca 1:26-34). Đức Chúa Trời đã tạo nên đứa bé Jêsus một cách kỳ diệu trong bụng của Mary qua Đức Thánh Linh (Mathiơ 1:20; Luca 1:35). Theo cách này, Đức Chúa Jêsus có một người mẹ là con người, nhưng Đức Chúa Trời là Cha của Ngài (Galati 4:4; Rôma 1L3l Luca 1:5). Đây là điều thường được gọi là “sự giánh sanh đồng trinh” của Đấng Christ.

Thuật ngữ thường được sử dụng nhất để miêu tả toàn bộ quá trình này là “sự hiện thân.” Thuật ngữ này có nghĩa là Đức Con trở thành một con người. Sứ đồ Giăng sử dụng danh xưng “Ngôi Lời” cho Đức Chúa Jêsus khi ông miêu tả về sự hiện thân: “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời … Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (Giăng 1:1, 14; so sánh vối Rôma 8:3; 1 Timôthê 3:16; 1 Giăng 4;2; 2 Giăng 7). Để trở thành Đấng Cứu Thế trọn vẹn của chúng ta, Đấng Christ đã trở thành một trong chúng ta (Hêbơrơ 2:14, 17).

Đức Chúa Jêsus Christ là duy nhất theo nhiều cách, và hai bản chất của Ngài, nhân tánh và thần tánh, kết hợp bên trong một thân là rất quan trọng. Trong khi Ngài còn trong thế gian này, Đức Chúa Jêsus Christ chính là một con người. Ngài giáng xuống và được sinh ra từ con người (Mathiơ 1:1-17; Rôma 1:3; 9:5). Ngài trải qua quá trình lớn lên bình thường mà tất cả loài người đều trải qua. Ngài đã là một em bé nhỏ lớn lên thành người lớn (Luca 2:40). Ngài có các nhu cầu thuộc thể con người bình thường, thức ăn, nước, và sự nghỉ ngơi. Ngài thậm chí có nhu cầu để cầu nguyện (Mathiơ 4:2; 8:24; 14:23; Giăng 4:5-7; 19:28). Như là một con người, Đức Chúa Jêsus có cảm xúc như vui, buồn, giận dữ, yêu thương, và thương xót (Mathiơ 9:36; 26:37; Mác 3:5; Luca 10:21; Giăng 12:27; 15:11). Đức Chúa Jêsus thậm chí còn khóc than (Giăng 11:35), và bị cám dỗ (Mathiơ 4:1-11; lk 4:1-13; Hêbơrơ 4:15). Đức Chúa Jêsus cảm nhận được sự đau đớn của xác thịt và đã trải qua sự chết như một con người (1 Phierơ 3:18; 4:1). Vâng, Đức Chúa Jêsus chính là một con người.

Tuy nhiên, cùng một lúc, Đức Chúa Jêsus lại chính là Thần (Giăng 10:30). Ngài không chỉ được gọi là “Chúa” và “Con của Đức Chúa Trời,” được sử dụng như các danh xưng thiên liêng (Giăng 10:25-33; Luca 2:11; Khải Huyền 4:8-11; 19:16), mà Ngài thậm chí còn được gọi là Đức Chúa Trời (Giăng 1:1; 20:28; và có thể là Rôma 9:5; Tít 2:13; Hêbơrơ 1:8; 2 Phierơ 1:1). Mặc dù Đức Chúa Jêsus đã không hoàn toàn sử dụng tất cả các sức mạnh đi kèm với việc Ngài là “Đức Chúa Trời,” nhưng Ngài vẫn mang sự sở hữu hoàn toàn của Đấng Thánh (Côlôse 1:15, 19; 2:9). Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời-con người. Ngài vừa là Đức Chúa Trời và con người cùng một lúc. Khi đen và trắng được sơn cùng với nhau, kết quả là thứ gì đó ở giữa, màu xám. Nhưng Đức Chúa Jêsus không phải là một gì đó giữa Đức Chúa Trời và con người. Ngài không phải là một thiên sứ. Ngài vừa là Đức Chúa Trời và vừa là con người cùng một lúc.

Bởi vì Đức Chúa Jêsus Christ vừa là con người và Đức Chúa Trời, nên Ngài là Đấng Cứu Thế hoàn hảo. Ngài có thể đại diện hay làm trung gian cho cả hai phía một cách hoàn hảo trong giao ước giữa Đức Chúa Trời và con người (1 Timôthê 2:5-6). Như một con người, Ngài có thể trả món nợ cho tội lỗi của chúng ta. Như Đức Chúa Trời, Ngài là một sinh tế hoàn hảo và xứng đáng để trả cho tội lỗi của chúng ta. Chúng ta sẽ nghiên cứu điều này thêm trong vài trang tiếp theo khi chúng ta thảo luận về sự cứu chuộc, nhưng điều đó là quan trọng để biết rằng nó hoàn toàn là một phần trong kế hoạch của Đức Chúa Trời từ khi tạo dựng nên thế gian (1 Phierơ 1:20). Vì Đức Chúa Jêsus Christ đã phải vừa là Đức Chúa Trời và con người cùng một lúc, nên Ngài đã đến trong thế gian bằng cách thức của một sự giáng sanh duy nhất với một người mẹ con người và một Cha thánh. Đấng Cứu Thế của chúng ta đến từ thiên đàng và Đấng Cứu Thế đó là Con của Đức Chúa Trời. Như những người chăn chiên được bảo là: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa” (Luca 2:11).

Cuộc Đời Của Đấng Christ

Nếu như bạn không biết rõ về cuộc đời của Đấng Christ, bạn nên đọc bốn sách tin lành, Mathiơ, Mác, Luca, và Giăng. Bốn tài liệu này kể về sự giáng sanh của Đức Chúa Jêsus (Mathiơ 1:1-2:12; Luca 1:26-2:20) và về một sự việc bất ngờ xảy ra khi Ngài 12 tuổi (Luca 2:41-52), nhưng sự nhấn mạnh của chúng là trên ba hay bốn năm cuối đời của Đức Chúa Jêsus mà Ngài hầu việc công khai. Từ thời điểm mà Ngài được ba mươi tuổi, Đức Chúa Jêsus rao giảng và dạy dỗ dân sự ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài thu hút rất nhiều môn đồ, và Ngài đã chọn ra những môn đồ đặc biệt, được gọi là “các sứ đồ,” những người phải công bố thông điệp của Ngài sau khi Ngài rời khỏi thế gian.

Đức Chúa Jêsus thi hành nhiều phép lạ làm chứng cứ rằng Đức Chúa Trời thừa nhận về những gì mà Ngài nói và những gì mà Ngài đang làm (Giăng 2:11; 5:36; 10:25, 37-38; 14:11; Luca 7:20-22; Mathiơ 9:1-8; Hêbơrơ 2:4). Chỉ có một vài phép lạ của Đức Chúa Jêsus là được ghi chép lại trong bốn sách tin lành, nhưng chúng “đã được chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống” (Giăng 20:30-31). Sau đây là một danh sách các phép lạ của Đức Chúa Jêsus trong bốn sách tin lành:

1. Biến nước thành rượu (Giăng 2:1-11).

2. Chữa cho con của một quan thị vệ (Giăng 4:46-54).

3. Chữa lành cho một người trong một nhà hội (Mác 1:23-26; Luca 4:33-35).

4. Chữa lành cho mẹ vợ của Phierơ (Mathiơ 8:14-15; Mác 1:30-31; Luca 4:38-39).

5. Sự đánh bắt cá kỳ lạ đầu tiên (Luca 5:1-11).

6. Chữa một người bệnh phong (Mathiơ 8:2-4; Mác 1:40-42; Luca 5:12-13).

7. Chữa một người bị liệt (Mathiơ 9:2-7; Mác 2:3-12; Luca 5:18-25).

8. Chữa một người bị bệnh tại ao Bê-tết-đa (Giăng 5:1-9).

9. Chữa một người bị teo tay (Mathiơ 12:10-13; Mác 3:1-5; Luca 6:6-10).

10. Chữa cho đầy tớ của thầy đội (Mathiơ 8:5-13; Luca 7:1-10).

11. Khiến con của một đàn bà quá sống lại từ kẻ chết (Luca 7:11-15).

12. Chữa cho hai người mù (Mathiơ 9:27-31).

13. Làm dịu một cơn bão (Mathiơ 8:23-27; Mác 4:37-41; Luca 8:22-25).

14. Chữa một người bị quỷ ám (Mathiơ 8:28-34; Mác 5:1-15; Luca 8:27-35).

15. Chữa một người bị huyết lậu (Mathiơ 9:20-22; Mác 5:25-29; Luca 8:43-48).

16. Khiến con gái của Giai-ru sống lại (Mathiơ 9:18-19, 23-25; Mác 5:22-24, 38-42; Luca 8:41-42, 49-56).

17. Chữa lành một người câm bị quỷ ám (Mathiơ 9:32-33).

18. Sự chiêu đãi kỳ diệu cho 5000 người (Mathiơ 14:15-21; Mác 6:35-44; Luca 9:12-17; Giăng 6:5-13).

19. Đi bộ trên mặt nước (Mathiơ 14:25; Mác 6:48-51; Giăng 6:19-21).

20. Chữa lành con gái của một người đàn bà xứ Canana (Mathiơ 15:21-28; Mác 7:24-30).

21. Chữa lành một người bị câm điếc (Mác 7:31-37).

22. Sự chiêu đãi kỳ diệu cho 4000 người (Mathiơ 15:32-38; Mác 8:1-9).

23. Chữa lành một người mù (Mác 8:22-26).

24. Chữa lành một cậu bé bị quỷ ám (Mathiơ 17:14-18; Mác 9:17-19; Luca 9:38-43).

25. Đồng tiền trong miệng của con cá (Mathiơ 17:24-27).

26. Chữa lành một người bị mù bẩm sinh (Giăng 9:1-41).

27. Chữa lành một người điếc và mù (Mathiơ 12:22; Luca 11:14).

28. Chữa lành một người què (Luca 13:11-13).

29. Chữa lành một người bị bệnh thủy thũng (Luca 14:1-4).

30. Khiến Laxarơ sống lại từ kẻ chết (Giăng 11:1-44).

31. Chữa lành mười người bệnh phong (Luca 17:11-19).

32. Chữa lành hai người mù (Mathiơ 20:29-34; Mác 10:46-52; Luca 18:35-43).

33. Hóa khô cây vả (Mathiơ 21:18-22; Mác 11:12-14, 20-25).

34. Chữa lành tai của Manchu (Luca 22:50-51).

35. Sự bắt cá kỳ lạ lần thứ hai (Giăng 21:1-11).

Bốn sách tin lành cũng kể về phép báp têm của Đức Chúa Jêsus (Mathiơ 3:13-17; Mác 1:9-11; Luca 3:21-22). Đức Chúa Jêsus không chịu phép báp têm bởi bất cứ tội lỗi nào mà Ngài cần sự tha thứ cho nó. Ngài chịu phép báp têm bởi vì nó là một điều đúng đắn để làm để vâng phục Đức Chúa Trời. Ngài coi chính bản thân Ngài như chúng ta để Ngài có thể là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Tại phép báp têm của Ngài, lời nói của Đức Chúa Trời từ trên trời phán rằng : “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Mathiơ 3:17). Các sách tin lành cũng kể cho chúng ta về sự càm dỗ của Đức Chúa Jêsus ngay sau phép báp têm của Ngài (Mathiơ 4:1-11; Luca 4:1-13). Một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời của Đức Chúa Jêsus được gọi là “sự hóa hình” (Mathiơ 17:1-8; Mác 9:2-10; Luca 9:28-36; 2 Phierơ 1:16-18). Trong sự kiện này, Đức Chúa Jêsus đã biến hóa trước mắt ba sứ đồ Phierơ, Giacơ và Giăng. Diện mạo của Ngài trở nên trắng tinh chói lóa, chắc chắn là bởi vì bản chất thánh của Ngài chiếu sáng ra. Lời nói của Đức Chúa Trời từ trên trời phán rằng: “Người nầy là Con rất yêu dấu của ta, hãy vâng nghe người” (Mác 9:7). Gần cuối cuộc đời của Đức Chúa Jêsus, chúng ta đọc về sự vào thành Giêrusalem đầy khải hoàng của Ngài (Mathiơ 21:1-11; Luca 19:28-40; Giăng 12:12-19), sự dẹp sạch đền thờ của Ngài (Mathiơ 21:12-17; Mác 11:15-19; Luca 19:45-48), sự bắt, xét xử, sự đóng đinh và sự sống lại của Ngài (Mathiơ 26:36-28:10; Mác 14:32-16:18; Luca 22:39-24:49; Giăng 18:1-21:14).

Các Sự Dạy Dỗ Của Đấng Christ

Các tín đồ Đấng Christ nói đến Đức Chúa Jêsus như là Bậc thầy dạy dỗ. Như những gì chúng ta biết, Đức Chúa Jêsus không có sự giáo dục chính thống (Giăng 7:15); tuy nhiên, Ngài đã dạy dỗ một cách xuất sắc đễn nỗi mà mọi người đều lấy làm kinh ngạc (Giăng 7:46). Đức Chúa Jêsus thường dạy dỗ bằng các thí dụ hay các câu chuyện mà làm cho sự dạy dỗ của Ngài trở nên rất thú vị. Ngài sử dụng cách diễn đạt thông dụng hằng ngày từ cuộc sống của mọi người để áp dụng cho sự dạy dỗ của mình. Trái ngược với hầu hết các thầy giáo những người thất bại tại một vài điểm để làm theo sự dạy dỗ của chính họ (Mathiơ 23:3); thì Đức Chúa Jêsus thực hành một cách hoàn hảo những gì mà Ngài đã dạy. Đức Chúa Jêsus dạy dỗ với thẩm quyền tối cao (Giăng 3:34; 7:16; Mathiơ 7:28-29). Ngài đã không phải kêu cầu đến các thẩm quyền loài người khác để chứng minh cho luận điểm của Ngài. Ngài có thể đơn giản tuyên bố rằng: “Ta phán cho các ngươi” (Mathiơ 5:22, 28, 32, 34, 39, 44). Đức Chúa Jêsus không chỉ dạy về lẽ thật, mà Ngài còn là lẽ thật (Giăng 14:6). Phong cách sống mà Đức Chúa Jêsus dạy chúng ta để sống là một phong cách sống sẽ dẫn chúng ta đến với sự hạnh phúc (Giăng 10:10; Mathiơ 5:3-12). Nhiều nhà tâm lý học đã khám phá ra rằng những gì mà họ nói với mọi người làm để được hạnh phúc là tương tự với những gì Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ mọi người từ rất lâu.

Một vài thí dụ của Đức Chúa Jêsus rất xuất sắc bởi vì nét đẹp thanh thoát và chiều sâu thuộc linh của chúng. Ví dụ, đọc ba thí dụ trong Luca 15, thí dụ về con chiên bị lạc mất, đồng xu bị lạc mất, và người con bị lạc mất. Ba thí dụ này nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta, những đứa con bị lạc mất, trở về nhà và Ngài sẽ chào mừng sự trở lại của chúng ta. Cũng đọc câu chuyện về người chăn chiên tốt lành trong Giăng 10. Một vài trong số các sự dạy dỗ tuyệt với nhất của Đức Chúa Jêsus của chúng ta đã được chọn lọc lại trong các phân đoạn dài trong sách tin lành của Mathiơ. Hãy đọc ba phân đoạn sau về các sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và bạn sẽ thấy được tại sao Ngài chính xác được gọi là Bậc Thầy dạy dỗ.

1. Bài giảng trên núi (Mathiơ 5:1-7:28).

2. Các thí dụ về vương quốc (Mathiơ 13:1-53).

3. Đời sống trong vương quốc (Mathiơ 18:1-35).

Sự dạy dỗ đạo lý hay đạo đức của Đấng Christ là tuyệt vời nhất mà thế gian này từng biết đến. Tiêu chuẩn đạo đức mà Đức Chúa Jêsus dạy dỗ không chỉ là một bộ luật hợp pháp đối ngoại của các quy tắc và quy luật. Ngài đã đi đến trọng tâm của vấn đề (Mathiơ 23:1-28). Giết người là sai, nhưng Đức Chúa Jêsus đã dạy chúng ta cũng phải bỏ đi sự hận thù và nóng giận từ trong lòng chúng ta nữa, vì chúng có thể dẫn đến chính hành động giết người (Mathiơ 5:21-26). Việc làm của sự ngoại tình là sai, nhưng Đức Chúa Jêsus đã dạy chúng ta phải tránh sự dâm dục trong lòng chúng ta (Mathiơ 5:27-30). Đức Chúa Jêsus đã dạy chúng ta làm các việc lành, nhưng chúng ta nên làm chúng bởi các động cơ đúng dắn (Mathiơ 6:1-6, 16-18). Một việc tốt được làm từ một động cơ ích kỷ đánh mất hầu hết tính tốt lành của nó. Đa số sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus là về “nước của Đức Chúa Trời” (Mác 1:14-15; Mathiơ 13:1-53). Hầu hết mọi lần, “nước của Đức Chúa Trời” đều chỉ đến sự cai trị hay vương triều của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Jêsus nói về việc thừa kế vương quốc, Ngài đang nói đến việc chúng ta nhận được phần thưởng của nước thiên đàng và sự sống đời đời (Mathiơ 25:34). Bằng việc nói về vâng phục của Đức Chúa Trời quá thường xuyên, Đức Chúa Jêsus đang khích lệ mọi người khuất phục Đức Chúa Trời như vua và vâng phục Ngài trong mọi sự (Mathiơ 6:10). Đức Chúa Jêsus cũng nhấn mạnh sự ăn năn, sự khiêm nhường và sự hầu hạ người khác (Mác 1:15; 9:35; 10:15; Luca 22:25-27).

Đức Chúa Jêsus tập trung rất nhiều vào tình yêu thương như một chìa khóa để sống công bình. Bởi “tình yêu thương” thì Đức Chúa Jêsus không chỉ đơn giản muốn nói là “cảm thấy tốt với người nào đó” hay “thích người nào đó.” Tình yêu thương mà Ngài đang nói đến có nghĩa là tìm kiếm điều gì tốt nhất cho người khác một cách không ích kỷ. Ngài đã nói rằng chúng ta thậm chí còn nên yêu thương kẻ thù của mình (Mathiơ 5:43-48). Bất cứ ai đều có thể tốt với những người tốt với họ, nhưng chúng ta có thể tốt với người là kẻ thù của chúng ta không? Đức Chúa Jêsus đã dạy các môn đồ của Ngài “phải yêu thương lẫn nhau” (Giăng 13:34; so sánh với Giăng 15:10; 1 Giăng 5:3; 2 Giăng 6). Ngài đã dạy rằng tình yêu thương là nghĩa vụ lớn nhất của con người: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.” Đây là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Và thứ hai là đây: “Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Mathiơ 22:37-39; so sánh với Mác 12:29-30; Luca 10:27; Phục truyền luật lệ ký 6:5). Và Đức Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta một điều được gọi là “quy tắc vàng” của cuộc sống: “Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ” (Mathiơ 7:12; Luca 6:31). Không nghi ngờ gì, Đức Chúa Jêsus là “lời của sự sống” (Giăng 6:68).

Sự Vô Tội Của Đức Chúa Jêsus Christ

Kinh Thánh nói về Đức Chúa Jêsus là “đã được làm nên trọn vẹn” (Hêbơrơ 5:9). “Trong Ngài không có tội lỗi” (1 Giăng 3:5). Như là con chiên sinh tế của chúng ta, Đức Chúa Jêsus phải là không chổ trách được (Giăng 1:29; Hêbơrơ 9:14). Sứ đồ Phierơ đã nói: “Ngài chưa hề phạm tội” (1 Phierơ 2:22). Sứ đồ Phao-lô đã viết rằng: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta” (2 Côrinhtô 5:21). Đức Chúa Jêsus “bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (Hêbơrơ 4:15). Đức Chúa Jêsus thậm chí còn dám hỏi những kẻ chống nghịch Ngài rằng: “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” (Giăng 8:46). Chắc chắn rằng Đức Chúa Jêsus Christ là “Đấng Thánh và Đấng Công bình” (Công vụ 3:14). Đức Chúa Jêsus là vô tội theo mặt tiêu cực là Ngài chưa bao làm bất cứ điều sai trái nào, và theo mặt tích cực là Ngài là tốt lành và công bình (Công vụ 10:38).

Chứng cứ cho sự vô tội của Đức Chúa Jêsus khá đa dạng. Nó không chỉ đến từ những người bạn thân thiết, những người có khuynh hướng cường điệu hóa, nhưng nó còn đến từ những người khá trung lập đối với Đức Chúa Jêsus. Đáng ngạc nhiên nhất trong số chúng là bằng chứng thậm chí còn đến từ những người không đồng cảm với sự nghiệp của Ngài. Đây là một bảng tóm tắt bằng chứng về sự vô tội của Đức Chúa Jêsus:

1. Các nhân chứng đồng cảm:

    A. Phierơ – Luca 5:8; 1 Phierơ 1:19; 2:22; 3:18; Giăng 6:69; Công vụ 3:14

    B. Giăng – 1 Giăng 2:1, 29; 3:5, 7; Công vụ 4:27

    C. Phao-lô – 2 Côrinhtô 5:21

    D. Tác giả viết cho người Hêbơrơ – Hêbơrơ 2:10; 4:15; 5:8-9; 7:26, 28; 9:14

    E. Ê-tiên – Công vụ 7:52

    F. Anania – Công vụ 22:14

    G. Các tín đồ Đấng Christ ban đầu – Công vụ 4:30

    H. Thiên sứ Gáp-ri-ên – Luca 1:35

2. Các nhân chứng không đồng cảm

    A. Những người lãnh đạo dân Giuđa – Mathiơ 26:55-59; Mác 14:48-56; Luca 22:52-53; Giăng 18:20-21

    B. Giuđa – Mathiơ 27:4

    C. Các quỷ dữ - Mác 1:24; Luca 4:34

3. Các nhân chứng trung lập

    A. Philát – Mathiơ 27:18, 23-24; Mác 15:14; Luca 23:4, 14-15, 22; Giăng 18:38; 19:4-6

    B. Vợ của Philát – Mathiơ 27:19

    C. Tên trộm trên thập tự giá – Luca 23:41

    D. Quân lính – Luca 23:37

4. Bằng chứng của chính Đức Chúa Jêsus

    A. Giăng 8:36; 14:30; 15:25; 18:23

    B. Sự vâng phục hoàn hảo của Ngài – Giăng 4:34; 5:30; 6:38; 7:18; 8:29, 55; 15:10; 17:4; Luca 22:42; Hêbơrơ 10:5-7

Bằng chứng của chính Đức Chúa Jêsus có thể là bằng chứng giá trị nhất trong tất cả chúng. Con người càng tốt thì họ càng có khuynh hướng nhận thức được các lỗi sai nhỏ trong đời sống của chính họ. Con người càng xấu thì họ càng có khuynh hướng làm đánh giá thấp các tội lỗi lớn trong đời sống của họ. Con người bên trong của Đức Chúa Jêsus không bày tỏ bằng chứng rằng Ngài nhận biết bất cứ tội lỗi hay việc làm sai nào trong cuộc đời của Ngài. Để Ngài tuyên bố rằng Ngài là vô tội hoặc nó là một trong những lời tuyên bố kiêu ngạo nhất từng được nói ra bởi một con người, hoặc nó là một sự thật. Đức Chúa Jêsus hoặc là một người mất trí, một kẻ nói dối, hoặc Ngài là Chúa. Tất cả các bằng chứng khác đều có xu hướng khẳng định lời tuyên bố cho sự vô tội của Đức Chúa Jêsus, vì vậy các tín đồ Đấng Christ tin rằng Ngài là hoàn hảo và không chổ trách được. Bây giờ chúng ta sẽ xem tầm quan trọng khủng khiếp của sự vô tội của Đức Chúa Jêsus khi chúng ta kiểm chứng công việc của Ngài như một của lể chuộc tội cho tội lỗi của chúng ta.

Sự Chuộc Tội

Thuật ngữ “chuộc tội” chỉ đến sự che đậy các tội lỗi mà được làm trọn bởi sự chết của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá. Nếu như bạn chưa đọc về sự đau đớn khủng khiếp và sự chết của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá, thì vui lòng đọc từ một hay nhiều hơn của các sách tin lành (Mathiơ 27:27-52; Mác 15:16-39; Luca 23:26-48; Giăng 19:16-37). Đức Chúa Trời đã sắm sẵn loài người để hiểu được sự chuộc tội qua các sự dâng tế lể khác nhau mà Ngài đã phán cho dân Giuđa trong suốt thời kỳ Môise (Rôma 15:4; 1 Côrinhtô 10:6). Ví dụ, khi Sự Chết sẽ cất đi người con trai trưởng của mỗi gia đình của dân Êdíptô, thì các con trẻ của dân Ysơraên được phán dâng tế lễ một con chiên không tì vết. Họ phải bôi huyết của con chiên đó xung quanh cửa của họ. Những nhà nào có huyết trên cửa sẽ thoát khỏi sự chết. Đức Chúa Trời đang bày tỏ cho chúng ta theo một cách tượng trưng về những gì mà Ngài sẽ bày tỏ sau này. Chúng ta có thể thoát khỏi sự chết đời đời bằng huyết của Đức Chúa Jêsus.

Bài học Cựu Ước khác về sự chuộc tội đến bởi cách thức của Lễ Chuộc Tội trong thời kỳ Giuđa. Người Giuđa đã sử dụng hai con dê. Một sẽ được tế và huyết được rắc trên đền thờ. Thầy tế lễ sau đó đặt tay của mình trên con dê khác, đôi khi được gọi là vật thế thân. Người sẽ xưng nhận tội lỗi của dân sự, chuyển tội lỗi của họ sang cho con dê vô tội một cách tượng trưng. Con dê đó sau đó sẽ bị đuổi vào trong nơi hoang mạc. Sau đó dân sự đã hiểu được rằng tội lỗi của họ đã được dời khỏi họ và cất đi. Huyết đổ ra cùng với sự mất đi sự sống là phương thức để làm sạch khỏi tội lỗi. “Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ” (Hêbơrơ 9:22). Đấng Christ là của lễ chuộc tội của chúng ta và Ngài là con dê thay thế đã gánh tội lỗi của chúng ta trên mình và mang chúng đi: “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh” (1 Phierơ 2:24).

Các tế lễ Cựu Ước, hầu hết là động vật, không phải là một phương tiện như một cách giải quyết hoàn toàn cho vấn đề tội lỗi của con người. Chúng chỉ là tạm thời trong khi Đức Chúa Trời đang chuẩn bị sai Con của Ngài xuống thế gian (Galati 3:23-25; 4:4). Chúng được lập ra để dạy cho loài người sự vâng phục và tin vào các lời hứa của Đức Chúa Trời. Chúng ở đó để dạy chúng ta khái niệm về một tế lễ, về một mạng sống được cất đi để chuộc tội cho người khác. Chúng ta được kể bởi tác giả Hêbơrơ rằng “huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được” (Hêbơrơ 10:4). Nhưng huyết của Đức Chúa Jêsus và sự dâng tế lễ bằng đời sống vô tội của Ngài trên thập tự giá có thể cất tội lỗi của chúng ta đi. Khi Giăng Báptít nhìn thấy Đức Chúa Jêsus, ông đã tuyên bố rằng: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Thay vì dâng một của lễ động vật cho tội lỗi của thế gian, Đức Chúa Jêsus đã dâng chính mình Ngài: “Nhưng hiện nay đến cuối cùng các thời đại, Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi” (Hêbơrơ 9:26).

Một bài học lớn khác trong sự chuộc tội từ Cựu Ước được tìm thấy tròng Êsai 52:13-53:12, thường được biết đến như một trong những đoạn trích về Người đầy tớ chịu Đau đớn. Đoạn trích này được áp dụng cho Đức Chúa Jêsus trong Tân Ước (Công vụ 8:32-35). Trong Êsai 53, người là một đầy tớ của Đức Chúa Trời là vô tội cũng như Đức Chúa Jêsus là không có tội (Êsai 53:7, 9). Sự đau đớn của đầy tớ này không phải là ngẫu nhiên, nhưng được lên kế hoạch bởi Đức Chúa Trời, như sự đau đớn của Đức Chúa Jêsus (Êsai 53:6, 10; Công vụ 2:23; 1 Phierơ 1:20). Sự đau đớn của đầy tớ này là sự chịu thay, như sự đau đớn của Đức Chúa Jêsus (Êsai 53:4-6, 12; 2 Côrinhtô 5:21). Cuối cùng, sự đau đớn của đầy tớ này là sự chiến thắng, lại cũng giống như sự đau đớn của Đức Chúa Jêsus (Êsai 53:11-12; Rôma 8:37; 1 Côrinhtô 15:54-57). Trong sự chết của Đấng Christ, chúng ta đánh bại được tội lỗi, sự chết, và ma quỷ (Hêbơrơ 2:14; Côlôse 2:14-15).

Đức Chúa Jêsus đã nói trước về sự chết của Ngài như sau: “vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội” (Mathiơ 26:28). Phao-lô đã nói sự chết của Đấng Christ “đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy” (Rôma 3:25). Phierơ nói với các tín đồ Đấng Christ rằng họ đã được chuộc, tức là, được mua ra khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi, “bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít” (1 Phierơ 1:19). Đó là bởi huyết của Đức Chúa Jêsus mà Ngài đã “chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước” (Khải Huyền 5:9; so sánh với Êphêsô 1:7; 5:25; Mác 10:45; Công vụ 20:28; 1 Côrinhtô 6:19-20; 1 Giăng 1:7).

Sự chết của Đức Chúa Jêsus là cho toàn bộ loài người. Một vài người dạy không chính xác rằng Đức Chúa Jêsus chỉ chết cho những người được chọn bởi Đức Chúa Trời để được cứu thôi. Họ nói rằng sự chuộc tội là có giới hạn, nhưng Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Jêsus đã chết cho toàn bộ thế gian (Giăng 1:29; 3:16-17; 4:42; 2 Côrinhtô 5:19; 1 Giăng 2:2; 4:14). Ngài đã chết cho “tất cả” (1 Côrinhtô 5:14; 1 Timôthê 2:6; Hêbơrơ 2:9; Ttí 2:11), thậm chí cho các tội nhân (1 Timôthê 1:15; Rôma 5:6-8) và cho những người đã từng được cứu nhưng giờ lại hư mất (1 Phierơ 2:1). Điều này phù hợp với tính cách của Đức Chúa Trời, Đấng muốn mọi người đều được cứu (2 Phierơ 3:9; 1 Timôthê 2:4). Mặc dù Đức Chúa Jêsus đã chết cho toàn bộ loài người, nhưng không phải tất cả đều được cứu. Sự chuộc tội có sẵn cho mọi người, nhưng chỉ những người sẽ tin và được cứu (1 Timôthê 4:10).

Phương cách ban đầu mà bởi đó sự chết của Đức Chúa Jêsus chuộc tội cho tội lỗi của chúng ta là bởi sự thay thế. Đức Chúa Jêsus là vô tội. Ngài là hoàn hảo, không tì không vết. Ngài không đáng bị chịu đau đớn và chết. Mặc dù Ngài không xứng đáng để chết, nhưng Ngài vẫn thế vào chỗ của chúng ta và gánh tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài. Ngài đã chết thay cho chúng ta. Ngài phục hồi chúng ta lại với mối quan hệ trọn vẹn với Đức Chúa Trời, dời đi sự chia cắt giữa chúng ta và Đức Chúa Trời mà được gây ra bởi tội lỗi (Êsai 59:1-2). Như Phierơ giải thích: “Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời” (1 Phierơ 3:18). Phao-lô giải thích về sự chuộc tội chi tiết rằng:

Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào! (Rôma 5:6-10).

Đây là lý do tại sao Đức Chúa Jêsus Christ là hy vọng duy nhất của sự cứu rỗi cho loài người tội lỗi: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ 4:12). Không ai có thể đến gần được Cha mà không qua Ngài (Giăng 14:6).

Cái giá của tội lỗi là sự chết (Rôma 6:23), nhưng Đức Chúa Trời đã không đòi hỏi sự chết của con người vô tội nào đó mà nghịch với ý muốn của người đó. Đức Chúa Trời đã không phán với loài người rằng: “Hãy dâng tế lễ một đứa trẻ sơ sinh cho tội lỗi của ngươi.” Thay vào đó, Đức Con đã trở thành một con người bởi cách hiện thân và sự giáng sanh đồng trinh của Đấng Christ. Chính Đức Chúa Trời, trong hình hài của Đức Con, đã sống một đời sống hoàn hảo, vô tội. Chính Đức Chúa Trời đã cấp của lễ cho tội lỗi của chúng ta. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời được bày tỏ bởi sự chết của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá (Giăng 3:16; Rôma 5:8; Êphêsô 5:25). Đây là lý do tại sao các tín đồ Đấng Christ lại rất nhấn mạnh vào việc giảng dạy về sự chết của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá (1 Côrinhtô 1:23; 2:2; 15:1-4; Galati 6:14). Là tín đồ Đấng Christ, chúng ta cảm tạ vì món quà tuyệt vời của Đức Chúa Trời trong sự ban cho Con của Ngài. Chúng ta cảm động bởi tình yêu thương của Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta có động cơ và được thúc đẩy để sống đời sống cao quý hơn (Mác 8:34-37; 1 Giăng 4:19; 2 Côrinhtô 5:14-15; Giăng 12:32; 15:13; Philíp 3:10; 1 Phierơ 2:21; Philíp 2:5-8; Hêbơrơ 12:1-3). Như tín đồ Đấng Christ chúng ta không kiêu ngạo về chính bản thân chúng ta hay nghĩ chúng ta là một thứ gì đó đặc biệt. Chúng ta tự hào và ca ngợi trong Đấng Christ bởi những gì mà Ngài đã làm cho chúng ta (Galati 6:14; 1 Côrinhtô 4:5).

Sự Sống Lại Của Đấng Christ

Sau khi Đức Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá, Ngài được chôn trong một ngôi mộ với một hòn đá lớn chặn lối vào. Quân lính được đặt ngoài ngôi mộ như những người canh gác. Tuy nhiên vào sáng ngày đầu tiên trong tuần, Đức Chúa Jêsus sống lại và rời khỏi ngôi mộ đó (Mathiơ 28:1-15; Mác 16:1-18; Luca 24:1-49; Giăng 20:1-29; Galati 1:1; Êphêsô 1:20). Đừng nhầm lẫn sự sống lại của Đấng Christ với sự dạy dỗ về sự đầu thai hay sự luân hồi của linh hồn. Chúng ta không được sinh ra hay được tái sinh hết lần này đến lần khác trong nhiều thân thể khác nhau nơi mà chúng ta sống các cuộc đời khác nhau. Chúng ta chỉ sống và chết một lần mà thôi (Hêbơrơ 9:27). Sau đó chúng ta sẽ được sống lại khỏi kẻ chết để đứng trước Đức Chúa Trời cho sự đoán xét để biết được số phận đời đời của chúng ta là gì (Giăng 5:29).

Có vài lý do tại sao các tín đồ Đấng Christ tin rằng Đức Chúa Jêsus đã sống lại. Ngôi mộ của Ngài trống không, và thân thể của Ngài không đơn giản là bị trộm đi mất (Công vụ 2:29; Mathiơ 28:13). Hơn thế nữa, có rất nhiều nhân chứng đã nhìn thấy Đức Chúa Jêsus còn sống sau sự sống lại (Công vụ 2:23; Giăng 20:27-28; 1 Côrinhtô 15:4-7). Sự thay đổi đáng chú ý mà xảy ra trong đời sống của nhiều người được giải thích tốt nhất bởi sự sống lại của Đấng Christ. Đó là bởi sự sống lại của Đấng Christ mà nhiều người đã tin trong khi những người khác có được sự mạnh mẽ để rao giảng (Giăng 7:5; Công vụ 1:14; 4:13-21; 5:42). Sự cải đạo đáng chú ý của Sau-lơ người Tạt-xơ, sau này được biết như là sứ đồ Phao-lô, được giải thích tốt nhất bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ (1 Côrinhtô 15:8-10; Công vụ 9:1-22; 22:1-16).

Chúng ta phải đáp lại trong đức tin về sự thật của sự sống lại của Đức Chúa Jêsus (Giăng 20:27; Rôma 10:9-10). Chúng ta nên chịu phép báp têm để mô phỏng theo sự chết, sự chôn, và sự sống lại của Chúa chúng ta (Rôma 6:1-6; Côlôse 2:12; 1 Phierơ 3:21). Chúng ta nên được lay động để muốn thờ phượng Đấng Christ như một kết quả của sự sống lại của Ngài, vì nó chứng minh rằng Ngài là Chúa (Mathiơ 28:9; 17; Rôma 1:4; Giăng 20:28). Chúng ta phải cảm thấy rất đỗi vui mừng, bởi sự sống lại của Ngài cho chúng ta hy vọng (Mathiơ 28:8; Giăng 20:20; Rôma 6:9). Sự sống lại của Ngài là bằng chứng từ Đức Chúa Trời rằng chúng ta sẽ được làm cho sống lại từ kẻ chết vào ngày tàn của thế gian (Rôma 8:29; 14:9; 1 Côrinhtô 15:20, 23, 51-54; Êphêsô 2:6; Côlôse 1:18; 2 Timôthê 1:10; Khải Huyền 1:5, 17-18). Không có sự sống lại của Ngài, chúng ta đều hư mất và mọi việc chúng ta làm nhân danh Ngài đều là vô ích (1 Côrinhtô 15:14-19). Đó là bởi sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus mà Đức Chúa Trời đã ban sự cứu rỗi cho chúng ta (Rôma 4:25; 1 Phierơ 3:21). Nếu chúng ta “biết Đấng Christ và sức mạnh của sự sống lại của Ngài,” thì chúng ta có thể “có được sự sống lại từ kẻ chết” và một căn nhà trên thiên đàng (Philíp 3:10; so sánh với Giăng 14:19; Rôma 8:11; 1 Côrinhtô 6:14; 2 Côrinhtô 4:14; 1 Têsalônica 4:14; 1 Phierơ 1:3).

Như Hội Thánh ban đầu rao giảng rất nhiều về thập tự giá của Đấng Christ, thì họ cũng giảng rất nhiều về sự sống lại của Đấng Christ (Công vụ 2:24, 31; 4:2, 10; 5:30; 13:30-33, 37; 26:22-23). Thực tế, đây là một phần không thể thiếu của sự hầu việc của Hội Thánh, ấy là, rao giảng sự sống lại của Đức Chúa Jêsus từ kẻ chết (Luca 24:28; Công vụ 1:8; 2:32; 3:15; 4:33; 5:32; 10:39-41; 13:47; 1 Côrinhtô 11:26).

Sự sống lại được tiếp nối bởi sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus Christ lên thiên đàng (Luca 24:50-53; Công vụ 1:6-11). Sự thăng thiên nghĩa là một sự kết thúc cho những sự xuất hiện của Đức Chúa Jêsus sau sự sống lại, và nó là dịp cho sự đề cao của Ngài bởi Đức Cha trên thiên đàng (Công vụ 2:32-36; 7:56; Côlôse 3:1-2; Hêbơrơ 1:3; 8:1). Sau khi nói về sự chết của Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá, Phao-lô đã nói về sự đề cao này của Đấng Christ:

Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha (Philíp 2:9-11).

Bởi đời sống hoàn hảo của Ngài và sự chết làm tế lễ của Ngài, Đức Chúa Trời là làm Đấng Christ sống lại khỏi nấm mồ và cho Ngài toàn bộ thẩm quyền trên trời và dưới đất (Mathiơ 28:18). Đấng Christ đã được trở thành đầu của Hội Thánh (Êphêsô 1:20-23; Côlôse 1:16-18; Công vụ 4:11; 1 Phierơ 2:7; Mác 12:10). “Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên bên hữu Ngài, làm Vua và Cứu Chúa, để ban lòng ăn năn và sự tha tội cho dân Y-sơ-ra-ên” (Công vụ 5:31). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Jêsus còn sống, đang trong một vị trí của thẩm quyền tối cao, và có thể cầu xin giùm chúng ta trên thiên đàng (Rôma 8:34; Hêbơrơ 1:3; 7:25; 8:11, 34; 1 Giăng 2:1). Đấng Christ đã trở nên không thua kém gì Vua của các vua và Chúa của các Chúa (Luca 1:32-33; Khải Huyền 17:14; 19:16). Khi chúng ta xem xét vị trí của Đấng Christ trên thiên đàng ở bên hữu của Đức Chúa Trời, chúng ta phải vâng phục Đức Chúa Trời và đặt để tâm trí của chúng ta vào những điều thuộc linh thay vì những điều của thế gian (Côlôse 3:1-2).

Được Cứu Bởi Ân Điển

Bởi vì chúng ta xứng đáng với sự chết và hình phạt cho tội lỗi của chúng ta, sự cứu rỗi phải là ân điển của Đức Chúa Trời. Ân điển thường được định nghĩa như là “đặc ân không xứng đáng.” Có lẽ câu chuyện hay nhất từng được kể mà minh họa cho ân điển là câu chuyện của người con hoang đàng (Luca 15:11-32). Đứa con này đã lấy hết tài sản thừa kế của mình và bỏ nhà đi. Nó phung phí tiền bạc trong đời sống tội lỗi. Khi nó hết tiền và bị đói, nó quyết định trở về nhà và có thể nhận được một công việc như một người đầy tớ cho cha của mình. Nó không đáng được đối xử tốt bởi cha của nó, nhưng người cha chào đón nó trở về nhà và đối xử với nó như con của mình như xưa.

Đó là bất khả thi cho chúng ta để kiếm được hay xứng đáng với sự cứu rỗi. Chúng ta không thể trả cho tội lỗi của chúng ta, chúng ta không thể đặt Đức Chúa Trời vào một vị trí nơi mà Ngài đang mang nợ chúng ta. Chúng ta có thể làm việc cho Đức Chúa Trời và làm các việc lành, nhưng chúng ta bị buộc phải là tốt rồi, vì vậy không có sự xứng đáng đặc biệt nào ở đây. Thậm chí nếu chúng ta là tốt rồi, thì chúng ta giống như người đầy tớ trong thí dụ của Đức Chúa Jêsus: “Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm” (Luca 17:10). Đây là những gì mà Kinh Thánh muốn nói khi nó nói rằng chúng ta không thể được cứu bởi việc làm (Galati 2:16). Nếu sự cứu rỗi là bởi việc làm, thì nó phải là món nợ của chúng ta, và nó không bao giờ là một sự ban cho bởi ân điển của Đức Chúa Trời (Rôma 4:1-8). Như Phao-lô đã nói: “Nhưng nếu bởi ơn thì chẳng phải bởi việc làm nữa; bằng chẳng, thì ơn không còn phải là ơn” (Rôma 11:5-6; so sánh với 2 Timôthê 1:9).

Để được cứu thì chúng ta phải khiêm nhường. Nếu chúng ta có thể cứu bản thân chúng ta bởi những nổ lực của chính chúng ta theo cách nào đó, thì chúng ta sẽ không khiêm nhường, mà kiêu ngạo. Chúng ta sẽ khoác lác và kiêu ngạo về những gì chúng ta đã làm để được cứu. Đây là lý do tại sao chúng ta chỉ có thể được cứu bởi ân điển, để cho sự kiêu ngạo bị loại trừ đi (Rôma 3:27; Êphêsô 2:8-9). Sứ đồ Phao-lô là một ví dụ tốt về một người có lý do để kiêu ngạo về các tài năng con người và các thành tựu đạt được (2 Côrinhtô 11:1-12:13). Nhưng Phao-lô đã nói rằng: “Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời” (1 Côrinhtô 15:10). Phao-lô đang khoe về điều gì? Ông đã khoe về tình yêu thương của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Đức Chúa Jêsus Christ: “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (Galati 6:14). “Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa” (1 Côrinhtô 1:31; so sánh với 2 Côrinhtô 10:17).

Sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời như một sự ban cho miễn phí, vì nó là bởi ân điển. Phao-lô đã nói chúng ta “nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rôma 3:24). “Sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (Rôma 6:23; so sánh với 2 Côrinhtô 9:14-15; Khải Huyền 22:17). Nếu sự cứu rỗi là miễn phí và nó là một sự ban cho, thì điều đó có nghĩa là chúng ta không cần phải làm gì cả để được cứu phải không? Dĩ nhiên điều này không đúng, và trải khắp phần còn lại của sách này, tôi sẽ chia sẽ với bạn những gì bạn phải làm. Nhưng tạm thời chúng ta hãy nhìn lý do tại sao chúng ta phải làm điều gì đó cho sự cứu rỗi mặc dù nó là một sự ban cho miễn phí của ân điển của Đức Chúa Trời.

Mặc dù sự cứu rỗi là một sự ban cho, đó là cần thiết để chúng ta nhận nó và làm cho nó có tầm ảnh hưởng trong đời sống của chúng ta. Chúng ta được cứu bởi ân điển, nhưng ân điển đến “qua đức tin” (Êphêsô 2:8). Như chúng ta sẽ nhìn thấy trong các trang tiếp theo, chúng ta cũng phải ăn năn, và vâng phục Đức Chúa Trời nếu chúng ta muốn được cứu. Điều gì thực sự cứu chúng ta? Đức tin của chúng ta sao? Hay ân điển của Đức Chúa Trời? Sự vâng phục của chúng ta sao? Hay ân điển của Đức Chúa Trời? Một sự minh họa đơn giản có thể giải thích cho điều dường như là trái ngược này. Giả sư bây giờ là buổi trưa, và bạn cùng với hai người bạn ở trong một căn phòng với một cửa sổ. Bạn hỏi hai người bạn là tại sao lại có ánh sáng trong phòng. Một người nói: “Bởi vì có một cửa sổ.” Người còn lại thì nói: “Có ánh sáng ở trong phòng bởi vì mặt trời đang chiếu sáng bên ngoài.” Người bạn nào đúng? Cả hai đều đúng. Mặt trời là nguồn thực sự của ánh sáng, nhưng cửa sổ là một phương tiện cần thiết mà bởi đó ánh sáng của mặt trời có thể vào được trong phòng. Mặt trời sinh ra ánh sáng, nhưng ánh sáng đi vào phòng “qua” cửa sổ.

Sự cứu rỗi của chúng ta cũng theo cách tương tự. Như mặt trời tạo ra ánh sáng, thì điều thực sự cứu chúng ta là Đức Chúa Trời, Đấng Christ, Đức Thánh Linh, huyết của Đức Chúa Jêsus, và ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ không ép buộc sự cứu rỗi lên bất cứ ai. Chúng ta phải cung cấp thành phần cần thiết mà “qua” đó ân điển của Đức Chúa Trời đi vào trong cuộc đời của chúng ta để cứu chúng ta. Cửa sổ là gì mà “qua” đó sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chạm đến linh hồn của chúng ta? Đó là “đức tin” (Êphêsô 2:8; Rôma 5:1-2). Như chúng ta thấy, đó là sự ăn năn. Đó là sự vâng phục. Đó cũng là phép báp têm, mà chúng ta sẽ sớm học một cách chi tiết. Chúng ta không kiếm được hay xứng đáng với bất cứ điều gì khi chúng ta chịu phép báp têm. Nó chỉ là phương tiện mà “bởi” đó hay “qua” đó Đức Chúa Trời cứu chúng ta. Như Phao-lô đã viết: “Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh” (Tít 3:5; so sánh với Công vụ 2:38; 22:16; 1 Phierơ 3:21).

Sự cứu rỗi bởi ân điển không phải là điều gì đó có nghĩa là chấm dứt nổ lực về phần của chúng ta để là tốt lành và để sống đời sống thánh. Chúng ta không nên lợi dụng ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta không phải cho rằng chúng ta có thể phạm tất cả tội lỗi mà chúng ta muốn, và Đức Chúa Trời sẽ tự động tha thứ cho chúng ta (Rôma 6:1-2; 2 Phierơ 2:17-22; Giuđe 4). Chúng ta kết luận phần này về ân điển với câu nói kinh điển của phẩm chất về tín lý: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Êphêsô 2:8-9).

Đức Tin

Vì chúng ta được cứu “bởi đức tin” (Êphêsô 2:8; Rôma 1:16), nên đó là quan trọng để hiểu được khái niệm rất quan trọng này. Đức Chúa Jêsus đã nói: “vì nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi” (Giăng 8:24; Công vụ 15:9). Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại (Hêbơrơ 11:6). Chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời (1 Giăng 5:1; Rôma 10:9-10). Chúng ta được hứa rằng nếu như chúng ta tin vào Đức Chúa Jêsus thì chúng ta sẽ không bị hư mất mà sẽ có được sự sống đời đời (Giăng 3:16, 18, 36; 6:35; 11:26; 20:30-31; Công vụ 10:43; 16:31). Chúng ta được xưng công bình bởi đức tin (Rôma 3:24, 28; 5:1; Galati 2:16; 3:24). Vì đức tin là quá thiết yếu cho sự cứu rỗi, vậy nó là gì?

Đức tin, hay niềm tin, bắt đầu với sự hiểu biết. Nó bắt đầu bởi một người đưa ra sự ưng thuận có lý trí về các lẽ thật cụ thể. Phao-lô đã hỏi:

Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? Như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao! Nhưng chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu; vì Ê-sai có nói rằng: Lạy Chúa, ai tin lời chúng tôi rao giảng? Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng (Rôma 10:14-17).

Vậy đức tin bắt đầu bằng việc nghe về Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus Christ và tán thành các lẽ thật cụ thể liên quan đến họ. Nhưng loại đức tin mà cứu được còn hơn thế nữa. Đây chỉ là điểm khởi đầu thôi. Ví dụ, tôi có thể tin rằng một người phụ nữ nào đó là một bác sĩ nội khoa, rằng cô ấy đã được huấn luyện, và lời chuẩn đoán của cô ấy về bệnh tình của tôi là chính xác. Tôi có thể tin rằng thuốc mà cô ấy kê cho tôi sẽ chữa được bệnh của tôi. Tuy nhiên, tất cả niềm tin đó đều là vô ích, nếu như tôi không đủ tin tưởng bác sĩ để uống thuốc. Cũng vậy, một đức tin mà chỉ tin rằng Đức Chúa Trời có tồn tại, nhưng không bao giờ tin cậy và vâng phục Đức Chúa Trời không phải là đức tin thực sự. Như Giacơ đã nói: “19 Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ” (Giacơ 2:19). Ma quỉ tin Đức Chúa Trời có tồn tại. Chúng thậm chí còn sợ sức mạnh của Đức Chúa Trời và chúng run rẩy trong sợ hãi, nhưng chúng không vâng phục Đức Chúa Trời và chúng không được cứu.

Loại đức tin mà cứu được là đức tin bao gồm sự tin cậy. Đức tin cứu rỗi đang thực hiện một cam kết và thực hành dựa trên những gì mà bạn tin là thật. Chú ý làm thế nào mà điều này được làm theo bởi rất nhiều người hùng của Kinh Thánh (Hêbơrơ 11:1-38). Nếu đức tin của chúng ta bị giới hạn với sự tán thành trí tuệ, thì nó là một đức tin chết và sẽ không cứu được chúng ta (Giacơ 2:14-26). Đức tin của chúng ta phải có hoạt động và làm việc (Galati 5:6). Vài người sẽ nói với bạn rằng tất cả những gì bạn phải làm để trở thành một tín đồ Đấng Christ là viết một câu ngắn gọn trong một cuốn sách rằng bạn tin vào Đức Chúa Jêsus như là Con của Đức Chúa Trời. Nhưng việc tin vào Đức Chúa Jêsus hay có đức tin trong Ngài mang ý nghĩa nhiều hơn thế nữa. Nó có nghĩa là bạn đang thay đổi lòng trung thành của bạn, các sự ưu tiên của bạn, và định hướng cho cuộc sống của bạn. Bạn phải sống bởi báp têm bằng việc theo Đức Chúa Jêsus mỗi ngày và vâng phục Ngài. “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó” (Giăng 3:36).

Ăn Năn

Ăn năn là một phần mấu chốt của sự rao giảng của Đức Chúa Jêsus về vương quốc của Đức Chúa Trời (Mathiơ 3:2; 4:17; Mác 1:15; 6:12). Nó là một phần thường xuyên có trong sự rao giảng của Hội Thánh ban đầu (Công vụ 2:38; 3:19; 26:20). Trước khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên lên thiên đàng, Ngài đã nói rằng, “người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem” (Luca 24:47). Bởi vì tội lỗi là toàn cầu, nên sự ăn năn cần phải là toàn cầu. Phao-lô đã nói rằng Đức Chúa Trời “biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn” (Công vụ 17:30). Ăn năn là quan trọng bởi vì nó là một phần cốt yếu của những gì mà chúng ta phải làm để được cứu (Công vụ 2:38; 3:19; 11:18). Đó là tại sao Đức Chúa Trời muốn mọi người ăn năn, và Ngài kiên nhẫn ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội để làm vậy (2 Phierơ 3:9). Khi một tội nhân ăn năn, nó mang đến niềm vui cho thiên đàng (Luca 15:7, 10).

Ăn năn là gì? Từ Hy Lạp cho “ăn năn” có nghĩa là “một sự thay đổi tâm trí, hối hận, quay lại, chuyển biến, sự bắt đầu của một tôn giáo và đời sống đạo đức mới” (BAGD, 512). Ăn năn bao gồm sự đau buồn cho tội lỗi của chúng ta. Phao-lô đã nói, “Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết” (2 Côrinhtô 7:10), nhưng nhiều người bị bối rối ở điểm này. Có nhiều loại nổi buồn khác nhau. Rất nhiều người lấy làm buồn vì họ phạm lỗi. Một vài người lấy làm buồn vì họ bị hình phạt cho tội lỗi của mình. Nếu nỗi buồn của chúng ta không đi xa hơn thế này, thì chúng ta không có ăn năn. Ăn năn có nghĩa là chúng ta lấy làm buồn rầu đủ để chúng ta có một sự thay đổi về thái độ. Nó có nghĩa là chúng ta đủ buồn rầu để chúng ta thực hiện một sự cam kết cố gằng làm tốt hơn (Mathiơ 21:28-31). Chúng ta thay đổi định hướng cuộc sống của chúng ta. Lưu ý trong Kinh Thánh con người được khích lệ thường xuyên như thế nào để hoạt động theo cách mà nó có thể được biết bởi những người khác rằng họ đã ăn năn (Mathiơ 3:8; Luca 3:8; Công vụ 26:20). Ăn năn để định nghĩa, nhưng nó không để để làm. Nó là điểm nơi mà chúng ta từ bỏ sống cho mình và bắt đầu vâng phục Đức Chúa Trời.

Vâng Phục

Nếu một cậu bé nói với cha của mình rằng cậu ấy yêu cha, nhưng sau đó cậu ta không vâng lời cha, thì các việc làm của cậu ta là mâu thuẫn với lời nói về tình yêu của mình (Mathiơ 21:28-31). Sự vâng phục Đấng Christ và Đức Chúa Trời không phải là tùy ý. Trong sự phân tích cuối cùng, sự vâng phục là cốt yếu nếu như chúng ta yêu Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Không có cách nào khác để bày tỏ rằng bạn yêu Đức Chúa Trời hơn là bằng sự vâng phục: “Vì nầy là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài” (1 Giăng 5:3; so sánh với 1 Giăng 2:5; 2 Giăng 6). Đức Chúa Jêsus đã nói, “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta”(Giăng 14:15; so sánh với Giăng 15:10). Sự cứu rỗi là cho những ai vâng phục (Hêbơrơ 5:9; Công vụ 10:34-35). Sự đoán xét của Đức Chúa Trời sẽ dành cho những người không vâng phục tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ (2 Têsalônica 1:7-9).

Đơn giản nói rằng bạn tin và tuyên bố rằng bạn đi theo Chúa là không đủ. Đức Chúa Jêsus đã nói, “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi” (Mathiơ 7:21). Nếu như bạn nghĩ sự vâng phục Đức Chúa Trời là một nhiệm vụ khó khăn quá mức, thì đừng nản lòng. Sự vâng phục là cần thiết tuyệt đối cho sự cứu rỗi của chúng ta, nhưng nó không phải là một vấn đề không vượt qua được đối với tín đồ thực sự, người mà yêu mến Chúa. Giăng nói với chúng ta rằng “các điều răn của Đức Chúa Trời chẳng phải là nặng nề” (1 Giăng 5:3). Khi bạn nhận ra những gì Đấng Christ đã làm cho bạn trong việc đến thế gian và chịu chết trên thập tự giá, bạn sẽ muốn vâng phục Ngài, và bạn có thể làm điều đó với sự vui vẻ.

Ý Muốn Tự Do

Sự cứu rỗi là một sự ban cho miễn phí bởi ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng nó là có điều kiện. Tin lành được rao giảng, nhưng con người phải tin. Sự tha thứ được ban cho miễn phí, nhưng chúng ta phải ăn năn. Đức Chúa Trời là thương xót, nhưng chúng ta phải vâng phục. Sự cứu rỗi đã được trả bởi sự hy sinh chuộc tội của Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng nó chỉ có hiệu lực trong đời sống của những người quy phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Xuyên suốt Kinh Thánh, hai chọn lựa được đưa ra cho dân sự, ấy là, con đường của sự sống và con đường của sự chết (Phục truyền luật lệ ký 30:15; Công vụ 2:40). Chúng ta được ban cho sự chọn lựa con đường để đi theo. Chúng ta có thể theo Đức Chúa Jêsus hay từ chối Ngài (Giăng 14:6; Mathiơ 11:28-30). Đức Chúa Trời ban cho chúng ta rất nhiều sự khích lệ để làm những gì đúng đắn. Ngược lại Ngài làm một đời sống tội lỗi trở lên trống không để thúc đẩy chúng ta ăn năn, nhưng Đức Chúa Trời không ép buộc chúng ta làm điều lành hay điều dữ.

Sự thật rằng chúng ta được truyền lệnh để tin, ăn năn, và vâng phục ngụ ý rằng chúng ta có một ý muốn tự do. Một vài người dạy dỗ sai lầm rằng loài người không có ý muốn tự do và tất cả loài người được định trước là vâng phục Đức Chúa Trời hay là sống trong sự nổi loạn tội lỗi. Một vài ngươi dạy một sách sai lầm rằng Đức Chúa Trời đã định trước mỗi người là được cứu hay là bị hư mất rằng chúng ta không có sự chọn lựa nào trong quyết định số phận của chúng ta. Nhưng nếu Đức Chúa Trời bắt chúng ta chịu trách nhiệm cho tội lỗi của chúng ta, thì nó phải là do chúng ta đã tự chọn lựa không vâng phục Ngài. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta có thể chọn lựa giữa đúng và sai (Giacơ 4:17; Giăng 7:17; Công vụ 13:46). Đức Chúa Trời gọi chúng ta đến một đời sống vâng phục kết quả trong sự cứu rỗi (1 Têsalônica 2:12; 1 Timôthê 6:12; Hêbơrơ 9:15; 1 Phierơ 2:9), và lời kêu gọi hay thỉnh cầu này được đưa ra bởi sự rao giảng về tin lành (2 Têsalônica 2:14). Chúng ta chọn lựa để đáp lại lời kêu gọi của Ngài bằng sự ăn năn mà là một sự thay đổi của tâm trí, ý muốn và tấm lòng.

Đức Chúa Trời không định trước chúng ta có tin hoặc ăn năn hay không. Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời đã đưa ra những chọn lựa cụ thể thậm chí là trước khi Ngài tạo dựng thế gian. Đức Chúa Trời chọn Đấng Christ sẽ xuống thế gian để cứu chúng ta khỏi tội lỗi (Công vụ 2:23; 1 Phierơ 1:18-20). Kinh Thánh thậm chí nói về sự định trước, nhưng điều này không liên quan đến việc chọn một người được cứu và người khác thì bị hư mất. Nó không phải là một sự định trước cá nhân, nhưng là một sự định trước chung của các tầng lớp hay các loại cá nhân cụ thể. Đức Chúa Trời đã định rằng những người tin vào Đấng Christ và những người sống một dạng đời sống cụ thể sẽ được cứu (Rôma 8:28-30; Êphêsô 1:4-5, 11; 2 Têsalônica 2:13; 1 Phierơ 1:2-3).

So sánh tín lý của sự định trước với một giáo viên trường học. Nếu giáo viên quyết định các sinh viên nào sẽ đậu và các sinh viên nào sẽ rớt mà không cho họ một cơ hội để học và làm bài kiểm tra, thì điều này không công bằng. Tuy nhiên, nếu như giáo viên quyết định tất cả các sinh viên đạt từ 90 đến 100 điểm sẽ được một điểm “A”, tất cả những người đạt từ 80 đến 89 sẽ nhận được một điểm “B”, và tiếp tục, thì điều này sẽ là công bằng. Đức Chúa Trời đã chọn trước rằng tất cả những ai tìn vào Đấng Christ và sống một đời sống thánh sẽ được cứu. Những người từ chối Đấng Christ và sống một đời sống chống nghịch tội lỗi sẽ bị hư mất. Đức Chúa Trời để lại sự chọn lựa về đời sống nào mà chúng ta muốn sống cho ý muốn tự do của chúng ta.

Phép Báp Têm

Phép báp têm là rất quan trọng bởi vì nó là thời điểm mà một người được kết nạp vào trong Hội Thánh. “Phép báp têm” ra từ từ Hy Lạp baptisma và động từ “làm phép báp têm” ra từ baptidzo. Phép báp têm sẽ được thực hiện bằng sự lặn xuống, hay nhấn chìm một người hoàn toàn dưới nước. Từ Hy Lạp cho “làm phép báp têm” có nghĩa là “nhận xuống, nhấn chìm” (BAGD, 131). Các từ Hy Lạp này không có nghĩa là “rắc” hay “đổ.” Thậm chí không biết ý nghĩa của các từ Hy Lạp, thì bạn có thể biết rằng phép báp têm nên được thực hiện bằng việc lặn xuống hay nhấn một người xuống nước. Phép báp têm tượng trưng rằng một người chết đi lối sống cũ bằng sự ăn năn tội lỗi. Khi bạn được chôn dưới nước trong phép báp têm, thì đời sống cũ đó đã được bỏ lại. Khi bạn lên khỏi nước của phép báp têm, bạn sống lại một đời sống mới. Bạn bây giờ sẽ theo Đấng Christ như một tín đồ Đấng Christ và sống trong sự tin kính và nên thánh (Rôma 3:3-6; Côlôse 2:12).

Chúng ta biết rằng phép báp têm được thực hiện bằng sự nhấn chìm trong nước vào thế kỷ đầu tiên, bởi vì mọi người đi đến các địa điểm cụ thể nơi mà có nhiều nước (Giăng 3:23; Mác 1:4-5; Công vụ 8:36). Nếu phép báp têm là bằng sự rải rắc nước, vậy thì người thi hành phép báp têm có thể đem theo một túi nước với mình. Đó là không cần thiết để đưa người muốn chịu phép báp têm đến một nơi mà có nhiều nước. Một vài người hỏi rằng: “Một chút nước thì làm nên sự khác biệt gì?” Mấu chốt ở đây không phải là về số lượng nước. Mấu chốt đó là chúng ta nên vâng phục Đức Chúa Trời, Đấng đã truyền lệnh cho chúng ta để được nhấn chìm. Hơn nữa, sự nhấn chìm là phù hợp với sự tượng trưng rằng chúng ta chết đi lối sống cũ tội lỗi của chúng ta, được chôn đi, và được sống lại một đời mới.

Ai nên chịu báp têm? Phép báp têm là dành cho những người tin và đã ăn năn (Mác 16:16; Công vụ 2:38). Phép báp têm là dành cho những người đưa ra một sự chọn lựa để trở thành một tín đồ Đấng Christ và để đi theo Đức Chúa Jêsus. Các em bé không đủ lớn để hiểu được những điều này. Việc làm phép báp têm cho em bé, như nhiều Hội Thánh thực hành một cách sai lầm, có thể là một buổi lễ đầy tình cảm mà truyền thống con người đã tạo ra, nhưng nó không được truyền lệnh bởi Đức Chúa Jêsus hay các sứ đồ. Một em bé nhỏ không cần phải chịu phép báp têm. Một em bé nhỏ không có tội lỗi và vì vậy là vô tội trước Đức Chúa Trời (Mathiơ 18:2-4; 19:13-15; Rôma 9:11; 1 Côrinhtô 14:20; Phục truyền luật lệ ký 1:39). Các em bé nhỏ qua đời sẽ đi lên thiên đàng.

Một vài người nghĩ Êphêsô 2:3 và Thi Thiên 51:5 chứng minh rằng con trẻ là có tội khi sinh ra và phải chịu phép báp têm để loại bỏ tội lỗi ban đầu được thừa hưởng từ A-đam. Nhưng khi Phao-lô viết rằng các tín đồ Đấng Christ tại Êphêsô đã từng “làm con của sự thạnh nộ” (Êphêsô 2:3), thì ông không đang nói về lúc mà họ còn là con trẻ hay trẻ sơ sinh. “Con của” đơn giản có nghĩa là ai đó có một phẩm chất cụ thể (Mác 3:17; Giăng 12:36; Công vụ 4:36; 1 Têsalônica 5:5; Êphêsô 2:2; 5:6, 8). Phao-lô đang nói về các tín đồ Đấng Christ tại Êphêsô sau khi họ đã trưởng thành. Rồi họ đi theo tội lỗi, họ ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Cụm từ “tự nhiên” không có nghĩa là “từ khi sanh ra” (Galati 2:15; Rôma 11:21, 24), nhưng một điều kiện được đòi hỏi mà trở thành thói quen hay một bản tính thứ hai (1 Côrinhtô 11:14; Rôma 2:14). Những người Êphêsô đã đi theo một lối sống tội lỗi. Sống một đời sống tội lỗi đã trở nên quen thuộc với họ, nhưng điều này là điều gì đó mà họ đã chọn bởi ý muốn tự do của chính họ. HỌ không được sinh ra với tình trạng bị hư mất. Hơn thế, Thi Thiên 51:5 chỉ dạy rằng Đavít rất nhạy cảm với tội lỗi từ một độ tuổi rất sớm khi ông bước vào trong thế giới tội lỗi (so sánh với Êsai 48:8; 1Samuên 20:30).

Một trong những lý do đầu tiên mà những người trưởng thành chịu phép báp têm là để cho phép họ nhận được sự tha thứ cho các tội lỗi của mình. Một đứa trẻ nhỏ không cần điều này. Chính việc làm của phép báp têm không có khả năng để cứu. Đó là tâm thần của sự tin cậy và sự vâng phục trong lòng của người chịu phép báp têm mới quan trọng (1 Phierơ 3:21). Việc làm phép báp têm cho trẻ nhỏ, đứa không biết chuyện gì đang xảy ra, là vô ích. Nó chỉ gây ra sự rối rấm sau này khi nó lớn lên. Vậy phép báp têm là dành cho những người đủ lớn để tin, để xưng nhận đức tin của họ trong Đấng Christ, để ăn năn tội lỗi, và để có thể đưa ra một quyết định đi theo Đấng Christ (Công vụ 8:12, 36; 16:33; 18:8).

Tại sao một người nên chịu phép báp têm? Chúng ta nên chịu phép báp têm để vâng phục Đức Chúa Trời và Đấng Christ (Mathiơ 28:18-19), để nhận được sự tha thứ cho tội lỗi của chúng ta (Công vụ 2:38), để rửa sạch tội lỗi của chúng ta đi (Công vụ 22:16; Hêbơrơ 10:22), để nhận được sự ngự vào trong của Đức Thánh Linh (Công vụ 2:28; 5:32; Rôma 8:15; 2 Côrinhtô 1:22; 5:5; Galati 4:6; Êphêsô 1:13-14), để được cứu (Mác 16:15-16; 1 Phierơ 3:21), để được hiệp một với Đấng Christ (Rôma 6:3-6), để mặc vào Đấng Christ (Galati :26-27), để trở thành một thành viên của Hội Thánh hay thân thể của Đấng Christ (Êphêsô 1:22-23; Công vụ 2:41, 47), để trở nên thánh (Êphêsô 5:25-27), và để được tái sinh và được đổi mới bởi Đức Thánh Linh (Giăng 3:5; Tít 3:5).

Chính việc làm của phép báp têm, tách biệt khỏi đức tin và sự ăn năn, không cứu chúng ta. Các việc làm bên ngoài thôi thì không thể làm sạch linh hồn hay tâm thần của một người (1 Phierơ 3:21; Giăng 3:3-8). Lý do phép báp têm có hiệu quả đó là chúng ta đang đặt đức tin của chúng ta vào trong việc làm, chúng ta đang tin cậy Đức Chúa Trời, chúng ta đang kêu cầu danh Ngài (Công vụ 22:16; Rôma 10:13), và chúng ta đang cầu xin Đức Chúa Trời cho một lương tâm trong sạch (1 Phierơ 3:21). Về phần phép báp têm của Đức Chúa Trời là có hiệu quả bởi vì Ngài ban cho chúng ta các lợi ích của sự tế lễ bằng huyết của Đức Chúa Jêsus vào thời điểm đó (Rôma 6:3-6). Chúng ta nhận được hy vọng về một sự cứu rỗi cho cuộc sống dựa vào sự sống lại của Đức Chúa Jêsus vào thời điểm làm phép báp têm (1 Phierơ 3:21). Xuyên suốt lịch sử, phép báp têm được nhận biết bởi các tín đồ Đấng Christ trung tín như đường ranh giới mà phân cách các tín đồ Đấng Christ với những người không phải tín đồ Đấng Christ, các thành viên của Hội Thánh với những người không phải thành viên, và những người được cứu với những người bị hư mất.

Trước khi bạn chịu phép báp têm, bạn có thể có một sự đánh giá về đức tin trong Đấng Christ và là một người đi theo Ngài đến một giới hạn nào đó, nhưng bạn vẫn chưa được hiệp một cùng với Ngài (Rôma 6:3-6; Galati 3:27). Phép báp têm giống như một buổi tiệc cưới. Đó là nơi bạn xưng nhận đức tin của mình trong Đấng Christ và cam kết trung thành với Ngài (1 Timôthê 6:12-13; 1 Giăng 4:2-3, 15; Mathiơ 10:32-33; Luca 12:8-9; Rôma 10:9-10). Trước phép báp têm, bạn vẫn ở bên ngoài Đấng Christ (Êphêsô 2:12). Tuy nhiên, trong Đấng Christ, bạn có được “mọi thứ phước thiêng liêng” (Êphêsô 1:3), sự cứu rỗi (2 Timôthê 2:10), và sự tha thứ tội lỗi (Êphêsô 1:7; Côlôse 1:14). Phép báp têm là điểm, nơi mà Đức Chúa Trời chuyển bạn từ bên ngoài Đấng Christ vào bên trong Đấng Christ. Đó là điểm nơi mà bạn “vào trong” Đấng Christ (Rôma 6:3; Galati 3:27).

Phép báp têm chỉ dành cho những người tin vào Đấng Christ (Mác 16:16), những người ăn năn tội lỗi của họ (1 Phierơ 3:21), và những người đang làm bản cam kết của họ để sống như một tín đồ Đấng Christ (1 Phierơ 3:21). Nếu bạn tin vào Đức Chúa Jêsus Christ như Con của Đức Chúa Trời, thì bạn nên đặt Ngài lên trong phép báp têm để trở thành một tín đồ Đấng Christ và một thành viên của Hội Thánh của Ngài. Bạn làm điều đó như thế nào? Bạn nên tìm một Hội Thánh hay một người rao giảng mà làm phép báp têm bằng sự nhận chìm và xin chịu phép báp têm. Nếu như bạn được yêu cầu để bắt đầu ưng thuận với tín ngưỡng nào đó khác Kinh Thánh, hãy rời đi và tìm một Hội Thánh khác. Nếu một người rao giảng cố gắng nói cho bạn rằng phép báp têm chỉ là một nghi thức tượng trung và nó không liên quan gì đến sự cứu rỗi của bạn, đừng tin ông ta. Nghiên cứu lại Kinh Thánh của bạn và tin vào nó (Công vụ 2:38; 22:16; Mác 16:16; 1 Phierơ 3:21). Nếu bạn không thể tìm thấy bất cứ người nào sẽ làm phép báp têm cho bạn theo lẽ thật, bạn có thể yêu cầu một người bạn hay họ hàng làm nó cho bạn.

Kinh Thánh không có nói cho chúng ta chính xác cách để thực hiện phép báp têm như thế nào hay cần nói những lời nào, nhưng phương pháp sau sẽ thích hợp, kính trọng và làm hài lòng Đức Chúa Trời. Bạn có thể bắt đầu bằng cầu nguyện, xưng nhận với Đức Chúa Trời rằng bạn là một tội nhân cầu xin Đức Chúa Trời chấp nhận bạn như một tín đồ Đấng Christ, xưng nhận rằng bạn tin vào Đức Chúa Jêsus, và cam kết đi theo lẽ thật cho đến cuối đời. Bạn và người sẽ làm phép báp têm cho bạn có thể bước vào trong nước của một con sông, một hồ bơi, hay một hồ nhỏ. Nếu như không có những nơi chứa nước như vậy, bạn có thể đổ đầy nước vào một bồn lớn và sử dụng nó. Người thực hiện phép báp têm có thể nói một vài lời giống như thế này: “Bởi vì bạn đã xưng nhận rằng bạn tin Đức Chúa Jêsus là Con của Đức Chúa Trời, tôi làm phép báp têm cho bạn nhân danh của Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh” (Mathiơ 28:19; Công vụ 2:38). Người thực hiện phép báp têm sau đó có thể nghiêng bạn ra trước, ra sau hay nhấn bạn thẳng xuống, cho đến khi toàn bộ thân thể của bạn bị ngập chìm trong nước trong chốc lát. Khi bạn ra khỏi nước, đó sẽ là một thời điểm thích hợp để cầu nguyện lại với Đức Chúa Trời. Bạn có thể cảm ta Đức Chúa Trời vì sai Đức Chúa Jêsus đến như Đấng Cứu Thế của bạn, cảm tạ Ngài vì cất tội lỗi của bạn đi, và cầu xin Ngài giúp bạn lớn lên và thành nhân như một tín đồ Đấng Christ.

Một khi bạn đã chịu phép báp têm, bạn là một đứa trẻ mới sinh của Đức Chúa Trời (1 Phierơ 2:2). Đức Thánh Linh đi vào trong lòng bạn để thánh hóa bạn, tức là, làm cho bạn nên thánh (1 Côrinhtô 6:11; Êphêsô 5:25-27; 1 Côrinhtô 3:16-17; 6:19-20). Bạn bây giờ là một thành viên của Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus đã chết cho (Mathiơ 16:1; Công vụ 20:28). Tên của bạn đã được ghi vào trong sách của sự sống, tức là, sách đặt trước cho một căn nhà nơi thiên đàng (Khải Huyền 20:15). Các tội lỗi của bạn đã được rửa sạch đi (Công vụ 22:16). Điều này không có nghĩa rằng bạn sẽ không bao giờ phạm lỗi lại nữa (Rôma 7:15-25). Sự cám dỗ vẫn sẽ ngán đường bạn. Nhưng giờ thì bạn là một tín đồ Đấng Christ, bạn không cần phải chịu phép báp têm hết lần này đến lần khác mỗi khi bạn phạm tội. Khi bạn phạm tội, bạn nên ăn năn và cầu nguyện với Đức Chúa Trời để Ngài tha thứ cho bạn tội lỗi đó (1 Giăng 1:6-10). Cũng vậy, bạn cần phải tìm một Hội Thánh tốt, tin vào Kinh Thánh, để bạn có thể thờ phượng với các tín đồ Đấng Christ khác và được khích lệ bởi họ. Vì bạn là một tín đồ Đấng Christ, bạn nên cư xử giống như một tín đồ Đấng Christ, là đề tài của vài phần tiếp theo.

Đời Sống Tín Đồ Đấng Christ

Một khi bạn trở thành một tín đồ Đấng Christ, bạn phải tiếp tục sống một đời sống làm hài lòng Chúa. Nếu như bạn quay khỏi Đấng Christ và lại bắt đầu sống một đời sống không tin kính, bạn có thể mất đi sự cứu rỗi của mình. Một vài người dạy dỗ một cách sai lầm rằng một khi bạn đã được cứu, bạn sẽ luôn luôn được cứu không quan trọng bạn làm gì trong tương lai. Tuy nhiên sự dạy dỗ này trái ngược với những gì được viết trong Kinh Thánh (1 Côrinhtô 9:27; 10:5-12; Galati 5:1-4; 1 Timôthê 4:1, 16; 2 Timôthê 4:10; Hêbơrơ 3:12; 6:4-8; Giacơ 5:19-20; 2 Phierơ 2:20-22; Khải Huyền 2:4-5; Luca 8:11-15; Giăng 15:1-14). Nếu chúng ta không thể đánh mất sự cứu rỗi của chúng ta khi chúng ta đã được cứu rồi, thì sẽ có ít động lực hơn để sống một đời sống tin kính. Ân điển của Đức Chúa Trời không chỉ xuất hiện để cứu chúng ta, nhưng còn thay đổi đời sống của chúng ta tốt hơn. Như Phao-lô đã viết: “Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức” (Tit 2:11-12).

Vậy một khi bạn là một tín đồ Đấng Christ, bạn nên sống như thế nào? Rất thường xuyên trong thế kỷ thứ nhất, chính các tín đồ Đấng Christ được bảo là thuộc về “đạo” (Công vụ 9:2; 19:9, 23; 22:4; 24:14, 22). Từ “đạo” đơn giản có nghĩa là một “lối đi, con đường,” nhưng theo phép ẩn dụ thì nó có nghĩa là “con đường của sự sống, con đường của hoạt động, đạo đức” (BAGD, 553-55). Đức Chúa Jêsus đã nói rằng Ngài là “đường đi” (Giăng 14:6), tức là, cách thức mà bởi đó chúng ta có thể lên được thiên đàng. Bắt chước theo Đức Chúa Jêsus trong đời sống của chúng ta là cách để chúng ta đi theo “đạo.” Rất thường xuyên trong sự dạy dỗ tín đồ Đấng Christ ban đầu, hai con đường được miêu tả. Có một con đường mà chúng ta phải sống trong đó và một con đường mà chúng ta không phải sống trong đó. Có con đường đúng và con đường sai, con đường của đức hạnh và con đường của sự đồi bại, con đường dẫn đến sự sống và con đường dẫn đến sự chết, con đường của Thánh Linh và con đường của xác thịt. Đời sống tín đồ Đấng Christ là “con đường của sự công bình” (1 Phierơ 2:21; so sánh với Mathiơ 7:13-14; Luca 13:23-24).

Nếu đời sống tín đồ Đấng Christ là một “đường đi” giống như một “đường cao tốc” hay một “lối đi,” thì việc sống đời sống tín đồ Đấng Christ giống như việc “bước đi” trên con đường đó, và Kinh Thánh thường xuyên sử dụng thuật ngữ “bước đi” để miêu tả về đời sống tín đồ Đấng Christ (BAGD, 649). Sứ đồ Giăng tóm tắt nó rất rõ: “Bởi đó, chúng ta biết mình ở trong Ngài. Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm” (1 Giăng 2:6). Về mặt tiêu cực, chúng ta không nên bước đi theo xác thịt, trong tội lỗi, hay trong bóng tối (Rôma 8:4; Êphêsô 2:1-2; 4:17; Côlôse 3:5-7; 2 Têsalônica 3:6, 11; 1 Giăng 1:6; 2:11). Về mặt tích cực, chúng ta nên bước đi theo Thánh Linh, trong sự sáng, hay trong lẽ thật (Rôma 8:4; 1 Côrinhtô 5:7; Galati 5:16; Êphêsô 2:10; 4:1; 5:2, 8, 15; Côlôse 1:10; 2:6; 4:5; 1 Têsalônica 2:12; 1 Giăng 1:7; 2 Giăng 4, 6; 3 Giăng 3, 4).

Một thuật ngữ Hy Lạp tương tự là từ dành cho “con đường của sự sống, đạo đức, cách cư xử” của một người” (BAGD, 61). Các tín đồ Đấng Christ phải bỏ đời sống tội lỗi trước đây của họ (Êphêsô 4:22) và sống một đời sống tin kính trong Đức Chúa Jêsus Christ (1 Timôthê 4:12; Giacơ 3:13; 1 Phierơ 1:15; 2:12; 3:1-2; 2 Phierơ 3:11). Phao-lô nói với Hội Thánh tại Êphêsô “phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành” (Êphêsô 4:22; so sánh với Côlôse 3:5-9). Thay vào đó, “mặc lấy người mới” của “sự công bình và thánh sạch” (Êphêsô 4:24; so sánh với Côlôse 3:10). Rõ ràng rằng có một lối sống được định rõ mà bạn phải theo đuổi như một tín đồ Đấng Christ.

Bạn định nghĩa lối sống tín đồ Đấng Christ như thế nào? Tiêu chuẩn không phải là một bản các quy tắc giống như mười điều răn của Cựu Ước. Các quy tắc là cách thức để chỉ cho chúng ta đến một thẩm quyền cao hơn mà ban các quy luật có hiệu lực. Trong khi có rất nhiều chi tiết về những gì mà chúng ta nên và không nên làm như một tín đồ Đấng Christ, tiêu chuẩn thực sự là chính Đức Chúa Trời. Lý do mà một vài người cư xử tốt đó là nó phù hợp với cách mà Đức Chúa Trời làm việc. Lý do mà các cách cư xử khác là xấu đó là bởi vì Đức Chúa Trời không làm việc theo cách đó. Phao-lô đã nói “người mới” của chúng ta như một tín đồ Đấng Christ nên “theo chân dung của Đức Chúa Trời” hay “theo ảnh tưởng của Đấng Tạo Dựng của nó” (Êphêsô 4:24; Côlôse 1:10). Ông nài xin chúng ta “trở nên kẻ bắt chước của Đức Chúa Trời” (Êphêsô 5:1). Đức Chúa Jêsus cũng đã nói rằng Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn cho đời sống của chúng ta: “Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn” (Mathiơ 5:48). “Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót” (Luca 6:36). Phierơ đã tuyên bố: “Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh” (1 Phierơ 1:15-16). Đấng Christ cũng là một tấm gương hoàn hảo cho Êsai (Philíp 2:5; 1 Phierơ 2:21-24; 1 Côrinhtô 11:1). Vì chính Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn, mục đích của chúng ta trong việc cố gắng bắt chước theo Ngài là một mục đích rất lớn. Mặc dù chúng ta sẽ không bao giờ làm điều này một cách hoàn hảo, nhưng chúng ta sẽ sống tốt hơn bằng việc cố gắng hoàn hảo và nên thánh nhhư Đức Chúa Trời. Chúng ta nên được khích lệ một cách mạnh mẽ bằng tấm gương của Đức Chúa Trời để thực hiện quá trình đạo đức và thuộc linh trong sự nên thánh và, bởi vì sự hoàn hảo bởi nổ lực của con người là không có khả năng, để phụ thuộc ngày càng nhiều vào ân điển của Chúa và giữ tình yêu thương.

Một từ Hy Lạp thú vị trong Tân Ước mà thường được dịch là “xứng đáng.” Nó có nghĩa là “tương xứng” hay “có thể so sánh được” (BAGD, 78). Trong một vài câu Kinh Thánh trong Tân Ước, chúng ta được thúc đẩy để sống một đời sống “xứng đáng” với cái gì đó. Điều này có nghĩa là đời sống của chúng ta phải tương xúng, có thể so sánh được, hay bằng với điều gì đó đó. Chúng ta phải sống “xứng đáng với đạo Tin lành của Đấng Christ” (Philíp 1:27), “xứng đáng với Đức Chúa Trời” (1 Têsalônica 2:12), và “xứng đáng với Chúa, đặng làm đẹp lòng Ngài mọi đường” (Côlôse 1:10). Chúng ta phải sống đời sống “xứng đáng với sự kêu gọi mà anh em đã được gọi” (Êphêsô 4:1). Sự kêu gọi của chúng ta là gì? “Bởi chưng Đức Chúa Trời chẳng gọi chúng ta đến sự ô uế đâu, bèn là sự nên thánh vậy” (1 Têsalônica 4:7; so sánh với 1 Timôthê 4:9; Êphêsô 1:4). Ngài đã kêu gọi chúng ta “ra khỏi nơi tối tăm và vào nơi sáng láng lạ lùng của Ngài” (1 Phierơ 2:9). Đức Chúa Trời gọi chúng ta là “con cái của Đức Chúa Trời” (1 Giăng 3:1). Ngài đã gọi chúng ta “là các thánh đồ” (Rôma 1:7; 1 Côrinhtô 1:2). Các thánh đồ không phải là một vài người rất tốt mà được Giáo Hoàng phong thánh. Mọi tín đồ Đấng Christ đều là một thánh đồ. Từ “thánh đồ” có nghĩa là “người nên thánh,” và chúng ta được nên thánh, tức là, được làm nên thánh, tại phép báp têm (1 Côrinhtô 6:11; Êphêsô 5:25-27). Vì Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta để là thành đồ, nên chúng ta phải cư xử giống như các thánh đồ.

Trọng tâm của đời sống tín đồ Đấng Christ là sự yêu thương (1 Côrinhtô 13:1-3, 13). Phao-lô đã viết: “Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi, vì ai yêu kẻ lân cận mình ấy là đã làm trọn luật pháp” (Rôma 13:8). “Vì cả luật pháp chỉ tóm lại trong một lời nầy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Galati 5:14; so sánh với Giacơ 2:8; Mathiơ 22:36-40). Phao-lô cho chúng ta một sự miêu tả chi tiết về một người yêu thương cư xử như thế nào (1 Côrinhtô 13:4-7). Chính Đấng Christ là tiêu chuẩn cho cách mà chúng ta phải yêu thương như thế nào (Êphêsô 5:2, 25; 1 Giăng 3:23). Chúng ta phải yêu thương “cũng như” Ngài đã yêu thương chúng ta (Giăng 13:34; 15:9-12). Một nguyên nhân mà tình yêu thương là rất quan trọng trong đời sống tín đồ Đấng Christ đó là chúng ta thể hiện ra bên ngoài dựa vào những gì mà chúng ta chứa bên trong (Mathiơ 12:33-35; 15:18-19; 23:25-26; Luca 6:43-44). Để làm thực sự tốt, chúng ta phải thay đổi tấm lòng của chúng ta và thái độ của chúng ta (Rôma 12:1-2; Thi Thiên 51:10; 119:36; 2 Côrinhtô 10:5; Êphêsô 4:22-23). Con người bên trong của chúng ta phải trở nên tinh sạch và yêu thương, để cho các việc làm được thể hiện ra bên ngoài của chúng ta là tốt lành. Trong việc sống đời sống tín đồ Đấng Christ, chúng ta cần tránh cả các việc làm tội lỗi bên ngoài và các tội lỗi bên trong của một tấm lòng xấu xa.

Nhiều phẩm chất hay đức tính tích cực khác là một phần của đời sống tín đồ Đấng Christ như là sự khiêm nhường, không ích kỷ, kiên nhẫn, làm điều lành cho người khác, tin kính Đức Chúa Trời, lòng thương xót, và một thái độ tha thứ (Êphêsô 4:32). Soạn thảo một danh sách các phẩm chất tốt mà bạn nên phấn đấu để đạt được trong cuộc sống của bạn từ các đoạn Kinh Thánh sau: Mathiơ 5:3-9; Galati 5:22-23; Côlôse 3:12-17; 1 Timôthê 6:11; Giacơ 3:13, 17-18; 2 Phierơ 1:5-7. Khi bạn hoàn thành danh sách của bạn về các phẩm chất tốt, đối chiếu nó với các sư hư nát hay phẩm chất xấu mà bạn phải tránh dựa trên các đoạn Kinh Thánh sau: Rôma 1:29-31; 1 Côrinhtô 6:9-10; Galati 5:19-21; Côlôse 3:5-10; 1 Timôthê 1:9-11; 2 Timôthê 3:2-5; Giacơ 3:14-16; 1 Phierơ 2:1-2.

Cách tốt nhất để học về đời sống tín đồ Đấng Christ là phải đọc các phân đoạn lớn của Tân Ước mà nói đến đề tài này. Đa số chúng chứa nằm trong khoảng một nữa sách còn lại của Tân Ước. Nữa đầu tiên là sự dạy dỗ hay tín lý mà giải thích căn bản về đạo cho lý do tại sao chúng ta phải một cách cụ thể. Nữa còn lại nói về cách mà đức tin tín đồ Đấng Christ của chúng ta được thể hiện ra trong đời sống của chúng ta như thế nào (Tít 2:1). Nghiên cứu các phần sau của Kinh Thánh về cách sống đời sống tín đồ Đấng Christ như thế nào. Kinh Thánh dạy về đời sống gia đình, kinh doanh, mối quan hệ của bạn với nhà cầm quyền, sự trung thực cá nhân, các phẩm chất giới tính, và nhiều điều khác nữa (Mathiơ 5:1-7:28; 18:1-35; Rôma 12:1-14; Êphêsô 4:17-6:20; Côlôse 3:1-4:6; 1 Têsalônica 4:1-12; Tít 2:1-11; Hêbơrơ 12:1-13:19; Giacơ 1:2-5:20; 1 Phierơ 2:11-5:11). Như một tín đồ Đấng Christ hãy rèn luyện bản thân bạn trong “sự tin kính” (1 Timôthê 4:7). “Tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại” (1 Timôthê 6:11).

Hội Thánh

Từ Hy Lạp cho “Hội Thánh” có nghĩa là “nhóm lại, tụ họp lại, gặp gỡ, nhóm hội” (BAGD, 240-41). Khi bạn nghĩ về Hội Thánh, đừng có nhầm lẫn nó với tòa nhà. Một Hội Thánh có thể sở hữu một tòa nhà và tài sản khác, nhưng Hội Thánh bao gồm những người đã được cứu bởi Đức Chúa Jêsus. Khi bạn nghĩ về Hội Thánh, đừng nhầm lẫn nó với tổ chức Hội Thánh, hệ thống cấp bậc, các giám mục, hay cơ cấu tổ chức của giáo phái. Lại nữa, Hội Thánh chỉ đến những người đã được cứu, không phải đến một tố chức hay cơ quan. Thậm chí trước khi Tân Ước được viết ra, người Giuđa đã dịch Kinh Thánh Cựu Ước thành tiếng Hy Lạp vào khoảng thế kỷ thứ hai trước khi Đấng Christ được sinh ra. Họ đã sử dụng thuật ngữ “Hội Thánh” khá thường xuyên trong Kinh Thánh Hy Lạp Cựu Ước, và ở đó nó chủ yếu chỉ đến dân sự của Đức Chúa Trời, dân Ysơraên. Cũng vậy, trong Tân Ước, Hội Thánh là dân sự của Đức Chúa Trời.

Thuật ngữ “Hội Thánh” có thể chỉ đến Hội Thánh toàn cầu mà bao gồm tất cả các tín đồ Đấng Christ trên thế gian. Đây là những gì mà Đức Chúa Jêsus muốn nói khi Ngài phán rằng: “Ta sẽ lập Hội Thánh ta” (Mathiơ 16:18). Hay “Hội Thánh” có thể chỉ đến một nhóm trong một vị trí cụ thể như là Hội Thánh tại thành Côrinhtô (1 Côrinhtô 1:2). “Hội Thánh” cũng có thể được sử dụng cho các tín đồ Đấng Christ nhóm lại để thờ phượng (1 Côrinhtô 11:18; 14:19). Chính Hội Thánh được nhắc đến bởi nhiều thuật ngữ miêu tả trong Kinh Thánh. Không có danh xưng đơn độc nào được nêu ra trong Tân Ước về danh Hội Thánh phải được gọi là gì. Tên của một nhóm hội có thể giúp chúng ta trong việc xác định vị trí của nó bởi việc kể đến tên của một thành phố, một con đường, hay một địa điểm khác. Nguyên tắc này được sử dụng trong Tân Ước khi nó chỉ đến “Hội Thánh tại thành Giêrusalem” hay các thành phố khác (Công vụ 8:1; 11:22; so sánh với Rôma 16:1; 1 Côrinhtô 1:2; 2 Côrinhtô 1:1; 1 Têsalônica 1:1; 2 Têsalônica 1:1), hay “các Hội Thánh xứ Galati” (Galati 1:2; so sánh với Galati 1:11; 1 Têsalônica 2:14; 1 Côrinhtô 16:1, 19; Khải Huyền 1:4). Địa điểm thậm chí còn được nêu ra một cách rất đặc biệt như “Hội Thánh” mà nhóm tại nhà của ai đó (Rôma 16:5); 1 Côrinhtô 16:19; Philêmôn 2).

Nguyên tắc khác dường như là rõ ràng trong các sự miêu tả Tân Ước cho Hội Thánh mà trong đó họ nhắm tới việc quy vinh hiển về cho Đức Chúa Trời hay Đấng Christ, không phải về con người nào giống như Phierơ, Phao-lô, Mary hay Giăng (1 Côrinhtô 1:10-17). Vậy Hội Thánh được biết đến như “nhà của Đức Chúa Trời” (1 Timôthê 3:15), “Hội Thánh của Đức Chúa Trời” hay “Hội Thánh Đức Chúa Trời” (1 Côrinhtô 1:2; 10:32; 11:16, 22; 15:9; 2 Côrinhtô 1:1; Galati 1:13; 1 Têsalônica 2:14; 2 Têsalônica 1:4; 1 Timôthê 3:5; Công vụ 20:28), “Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống” (1 Timôthê 3:15), “Hội Thánh của Chúa” (Công vụ 20:28 trong một số bản dịch), “các Hội Thánh của Đấng Christ” (Rôma 16:16), hay “Hội trong Đức Chúa Trời là Cha và trong Đức Chúa Jêsus Christ” (1 Têsalônica 1:1). Thay vì sử dụng một danh xưng mà làm nổi bật tín lý riêng biệt nào đó hay tên của một con người, một việc làm tốt hơn là sử dụng các danh xưng mà quy vinh hiển và ngợi khen ho Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Cuối cùng, thì Hội Thánh là thuộc về họ.

Bản chất của Hội Thánh được miêu tả trong nhiều phép ẩn dụ mà được dùng để miêu tả nó. Hội Thánh được so sánh với một tòa nhà hay một căn nhà (1 Côrinhtô 3:9; Hêbơrơ 3:6; 1 Timôthê 3:16). Hội Thánh là “đền thờ của Đức Chúa Trời,” bởi vì Đức Chúa Trời ngự trong chúng ta từng người một và tập thể (1 Côrinhtô 3:16-17; 6:19-20). Đền thờ hay tòa nhà này không được làm từ gạch và đá, nhưng từ những người mà là “các hòn đá sống” (1 Phierơ 2:5). Hội Thánh là “thân thể của Đấng Christ,” và Đấng Christ là “đầu” của thân thể (Êphêsô 1:22-23; 4:4, 15-16; Côlôse 1:18, 24). Để thay đổi phép ẩn dụ sơ qua, thì Hội Thánh được nghĩ đến như một thân thể mà trong đó mỗi người chúng ta có các tài năng khác nhau và chúng ta phụ thuộc vào nhau (Rôma 12:4-8; 1 Côrinhtô 12:14-26). Phép ẩn dụ thân thể làm nổi bật lên tình thông công của chúng ta với nhau như các phép ẩn dụ về gia đình cho Hội Thánh (Mathiơ 12:49-50; Êphêsô 2:19; 1 Côrinhtô 6:18; 1 Timôthê 5:1-2). Chúng ta nên chia sẽ niềm vui và nổi buồn với các người bạn tín đồ Đấng Christ (Rôma 12:15; 1 Côrinhtô 12:16; Galati 6:2, 10). Hội Thánh là một “sự thông công” theo nhiều cách (Công vụ 2:42; 1 Côrinhtô 1:9; Galati 2:9; Êphêsô 3:9; Philíp 3:10; 1 Giăng 1:3, 6-7). Hội Thánh là cô dâu của Đấng Christ, có nghĩa là chúng ta phải tinh sạch để một ngày nào đó chúng ta sẽ sống với Đấng Christ trên thiên đàng (Êphêsô 5:22-32; 2 Côrinhtô 11:2). Sứ đồ Phierơ miêu tả Hội Thánh một cách tuyệt vời mà sử dụng chủ yếu các hình ảnh Cựu Ước (1 Phierơ 2:9-10):

Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài; anh em ngày trước không phải là một dân, mà bây giờ là dân Đức Chúa Trời, trước không được thương xót, mà bây giờ được thương xót.

Cơ cấu tổ chức của Hội Thánh rất đơn giản. Đấng Christ là lãnh đạo. Điều này rõ ràng từ các phép ẩn dụ khác nhau được sử dụng để miêu tả mối quan hệ của Ngài với Hội Thánh. Ngài làm “đầu các kẻ chăn chiên” (1 Phierơ 5:4), “đầu” (Êphêsô 1:22-23; 4:4, 15-16; Côlôse 1:18, 24), “hòn đá gốc nhà” (Êphêsô 2:20), hay “nền móng” (1 Côrinhtô 3:11). Các Hội Thánh địa phương trong thời kỳ Tân Ước được giám sát bởi các trưởng lão, những người cũng được biết đến như các giám mục, mục sự, người chăn chiên (1 Timôthê 3:1-7; Tít 1:5-9; 1 Phierơ 5:1-4; Philíp 1:1; Công vụ 20:28; Êphêsô 4:11; 1 Têsalônica 5:12; Hêbơrơ 13:17). Các trưởng lão chăm sóc cho Hội Thánh nơi mà họ làm thành viên. Không có trưởng lão hay giám mục cai trị trên vài Hội Thánh địa phương. Các Hội Thánh địa phương tất cả đều phải vâng phục Đấng Christ và các sứ đồ, nhưng không có Hội Thánh địa phương nào cai trị trên Hội Thánh địa phương khác. Các trưởng lão được giúp đở trong công việc của họ bởi một vài người được chọn ra như các chấp sự hay những người giúp việc của Hội Thánh (1 Timôthê 3:8-13; Philíp 1:1). Cũng vậy, Đấng Christ muốn Hội Thánh hiệp một. Hiệp một là một mục đích mà được mong muốn bởi vì nó mang đến hiệu quả cho công việc của chúng ta và tôn kính danh của Chúa chúng ta (Giăng 13:34; 17:20-21; Rôma 12:16; 15:5; 1 Côrinhtô 1:10; 3:3; 2 Côrinhtô 13:11; Êphêsô 4:3; Philíp 2:2).

Bạn trở thành một thành viên của Hội Thánh như thế nào? Nếu như bạn là một tín đồ đã chịu phép báp têm, bạn đã trở thành một thành viên của Hội Thánh khi bạn chịu phép báp têm “vào trong” Đấng Christ. Vì Hội Thánh là “thân thể của Đấng Christ,” nên bạn ở trong Hội Thánh bởi vì bạn ở trog Đấng Christ (Galati 3:27; Rôma 6:3). Dù vậy, bạn nên xác nhập mình làm thành viên với một Hội Thánh địa phương của các tín đồ trung tín. Bạn cần sự hổ trợ và khích lệ lẫn nhau của các tín đồ Đấng Christ khác (Hêbơrơ 3:13; 10:24-25). Để sống đời sống tín đồ Đấng Christ như một người cô độc là rất khó khăn. Đó là một lý do tại sao Đấng Christ đến không chỉ để cứu từng người, mà cũng để xây dựng Hội Thánh.

Một vài sai lầm liên quan đến tín lý về Hội Thánh nên được lưu ý. Mặc dù sứ đồ Phierơ rất chú trọng đến việc giúp đỡ cho Hội Thánh được thành lập sau sự sống lại của Đức Chúa Jêsus, nhưng ông chưa bao giờ được ban cho chức lãnh đạo thế gian trên Hội Thánh. Phierơ rao giảng về tin lành và cải đạo mọi người (Công vụ 2:14-47; 10:1-48). Ông cũng viết hai thư tín của Tân Ước và hoạt động như một người chăn bầy đối với nhiều tín đồ thế kỷ đầu tiên (1 Phierơ 5:1; Giăng 21:15-17). Tuy nhiên, bất cứ quyền lợi hay đặc ân nào được ban cho ông (Mathiơ 16:17-19) cũng được ban cho các sứ đồ khác (Mathiơ 18:1, 18; Giăng 20:23). Phierơ và tất cả các sứ đồ là một phần của nền móng của Hội Thánh theo nghĩa họ là những người rao giảng đầu tiên và họ là những người tận mắt chứng kiến sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ (Êphêsô 2:20; 1 Côrinhtô 12:28; Khải Huyền 21:14), nhưng Hội Thánh được xây dựng bởi Đức Chúa Jêsus Christ trước tiên và trước nhất (Êphêsô 2:20; 1 Phierơ 2:6-9). Phao-lô đã viết: “Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ” (1 Côrinhtô 3:11). Không có điều gì được viết trong Tân Ước về việc Phierơ cai trị toàn bộ Hội Thánh như Đức Giáo Hoàng và không có điều gì được viết về những người kế tự của Phierơ trong bất cứ vị trí nào như vậy. Chính Phierơ đã từ chối sự thờ phượng khi ông đang còn sống (Công vụ 10:25-26) và trong một dịp ông bị chỉnh đốn bởi những người khác cho những lỗi sai của mình (Galati 2:11-14). Ông không có thẩm quyền gì để giải quyết các sự tranh cải bởi chính bản thân ông (Công vụ 15:1-30). Vì vậy, sự tôn kính, đề cao, và quyền lực dành cho Phierơ và những người được cho là kế tự của ông như các Giáo Hoàng ở Rôma bởi Giáo Hội Công Giáo Rôma là một sự nhục mạ đến vị trí mà Đấng Christ đáng lý phải nắm giữ trong Hội Thánh.

Hội Thánh bao gồm một chức thầy tế lễ của tất cả các tín đồ (1 Phierơ 2:9; Khải Huyền 1:6; 5:10). Mọi tín đồ Đấng Christ có thể tiếp cận ngai của Đức Cha trong sự cầu nguyện và thờ phượng (Hêbơrơ 10:19-22; Rôma 5:1-2; Êphêsô 2:18; 3:12; 1 Giăng 2:1-2) qua sự giàng xếp của Đức Chúa Jêsus Christ, thầy tế lễ tối cao của chúng ta (1 Timôthê 2:5; Hêbơrơ 2:14-18; 4:14-5:10; 7:1-10:39). Chúng ta không phải đi qua một con người hay thầy tế lễ trung gian để nhận được sự tha thứ và sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời. Đó là không cần thiết để một người tìm đến một thầy tế lễ để xưng nhận tội lỗi. Sự xưng nhận tội lỗi có thể được thực hiện bởi bất cứ tín đồ Đấng Christ nào, và quan trọng hơn, sự xưng nhận tội lỗi có thể được làm với Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện (Giacơ 5:16; 1 Giăng 1:9). Tuy nhiên, không có con người nào, bao gồm một thầy tế lễ Công Giáo La Mã, có sức mạnh hay quyền để xá tội hay tha thứ mọi tội lỗi của bất cứ người nào. Không có ai đứng trong vị trí của Đức Chúa Trời với sức mạnh của sự cứu rỗi và sự nguyền rủa trong tay của ông ấy hay bà ấy. Như con người, chúng ta có sức mạnh để dạy lẽ thật hay từ chối lẽ thật, mà có thể ảnh hưởng đến sự cứu rỗi của ai đó (Công vụ 13:38-39; Mathiơ 18:5-6, 18; 23:13; Luca 11:52), nhưng Đức Chúa Trời là Đấng phán xét cuối cùng ai được tha thứ và bị kết tội.

Một sai phạm khác mà nhiều người tôn giáo thực hành đó là sự tôn kính và sùng bái Mary, mẹ của Đức Chúa Jêsus. Mary là một người nữ Giuđa tốt, người được chọn “trong vòng các người nữ” để làm mẹ của Đức Chúa Jêsus Christ (Luca 1:39-43), nhưng Kinh Thánh nói rất ít về cuộc đời của Mary. Tại sự chết của Đức Chúa Jêsus, bà được gữi gắm cho sứ đồ Giăng chăm sóc (Giăng 19:25-27). Bà là một tín đồ tin vào Đức Chúa Jêsus cũng như các anh em của Ngài (Công vụ 1:14). Không có người nào từng cầu nguyện với bà trong Kinh Thánh. Bà không có quyền năng phép lạ nào. Bà không giữ sự đồng trinh sau khi Đức Chúa Jêsus được sanh ra (Mathiơ 1:24-25; 13:54-56; Mác 6:3; Luca 2:7). Bà là một vì dụ tốt của người mà chịu nhúng nhường vâng phục Đức Chúa Trời và của người tin vào Đức Chúa Jêsus (Luca 1:38), nhưng mà không phải là thánh thần. Bà không phải là Đấng Cứu Thế của chúng ta hay Đấng trung bảo của chúng ta, và chúng ta không nên cầu nguyện với bà. Vị trí được dành cho Mary bởi Giáo Hội Công Giáo La Mã cướp đoạt nơi mà Đức Chúa Jêsus Christ phải nắm giữ trong lòng mộ đạo của chúng ta và là một sự lăng mạ cho thẩm quyền của Ngài (Côlôse 1:15-20; Rôma 8:34; 1 Timôthê 2:5; 1 Giăng 2:1-2).

Sự Hầu Việc Và Sự Truyền Giáo

Vì Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, công việc của Hội Thánh phải mang sứ mệnh của Đấng Christ đến với thế gian. Như một đất nước của các thầy tế lễ, chúng ta làm việc cùng với nhau để hầu việc Đức Chúa Trời (Hêbơrơ 9:14; 1 Phierơ 2:5, 9). Trong khi một vài người được chỉ định các nhiệm vụ đặc biệt, như là trưởng lão, chấp sự, hay thầy dạy đạo, thì tất cả tín đồ Đấng Christ phải là những người hầu việc hay người giúp đỡ trong công việc của Chúa (Êphêsô 4:11-13; Mathiơ 20:26-28; 25:44-45; Rôma 16:1-2). Công việc của chúng ta là để hầu việc cả Đức Chúa Trời và con người. Sự hầu việc Đức Chúa Trời của chúng ta trong sự thờ phượng sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo.

Chúng ta hãy lưu ý đến sứ mệnh hai phần của Hội Thánh cho chính Hội Thánh và cho thế gian. Trước tiên, Hội Thánh nên hầu việc các thành viên của chính nó, gây dựng họ, giúp đỡ họ lớn lên về mặt thuộc linh, và giúp họ giữ sự được cứu (Êphêsô 4:11-13; Côlôse 1:28). Một vài người trong Hội Thánh là những thầy dạy đạo hay những người rao giảng, những người giúp người khác lớn lên về mặt thuộc linh bằng việc dạy họ nhiều hơn về lẽ thật (Êphêsô 4:11; 1 Timôthê 4:11-16; 2 Timôthê 2:2; 3:10-4:5). Các tín đồ Đấng Christ nên giúp đỡ với các nhu cầu về vật chất của các tín đồ Đấng Christ khác (Công vụ 11:29; Galati 6:10; 2 Côrinhtô 8:1-9:15; 1 Giăng 3:17-18). Trong sự hầu việc lẫn nhau, chúng ta đang bắt chước tấm gương của Đức Chúa Jêsus (Mathiơ 20:28; Philíp 2:7-8). Đa số các tín đồ Đấng Christ vui thích sự thông công với nhau và hình thành nên tình bạn hữu thân thiết trong Hội Thánh. Như một gia đình, Hội Thánh đôi khi phải kỷ luật các thành viên của chính nó với hy vọng mang người ngang ngạnh đến với sự ăn năn và giữ cho tội lỗi không lan tràn thêm nữa (1 Timôthê 1:20; 1 Côrinhtô 5:1-13; Mathiơ 18:15-17; 2 Giăng 10-11; 2 Têsalônica 3:14-15; Tít 3:10-11).

Thứ hai, sứ mệnh của Hội Thánh là hướng về thế gian. Các tín đồ Đấng Christ sống trong thế gian nhưng không nên sống như thế gian (Giăng 8:23; 15:19; 17:15-18), như một con thuyền ở trong nước giữ sự trôi nỗi cho đến khi nó không còn ở trên mặt nước nữa. Các tín đồ Đấng Christ không được dự vào các tội lỗi của thế gian ( Mathiơ 5:13-16; 1 Phierơ 2:12; 3:15-16; Philíp 2:15). Các tín đồ Đấng Christ là quân đội của Đức Chúa Trời trong thế gian này trong trận chiến chống lại ma quỷ và tội lỗi (2 Côrinhtô 10:3-5; Êphêsô 6:10-17). Chúng ta không sử dụng các cách bạo lực hay tội lỗi. Thay vào đó, chúng ta sử dụng sự thuyết phục, một tấm gương tốt, và một sự công bố về lẽ thật để truyền giáo cho thế gian (Mathiơ 28:19-20; 1 Côrinhtô 9:16). Như Phao-lô đã hùng biện rất tuyệt vời rằng: “Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài … đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta … Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ, cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo. Chúng tôi nhân danh Đấng Christ mà nài xin anh em: Hãy hòa thuận lại với Đức Chúa Trời” (2 Côrinhtô 5:18-20).

Việc những người không phải tín đồ Đấng Christ xem thường những sự thất bại của Hội Thánh khá là phổ biến. Vì Hội Thánh bao gồm những con người thất bại, những người phạm sai lầm, chính Hội Thánh là không hoàn hảo. Các tín đồ Đấng Christ biết rằng họ không hoàn hảo, nhưng họ cũng biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ là hoàn hảo. Ngài là Đấng mà mọi người nên nhìn vào khi phán xét về đạo Đấng Christ. Thậm chí khi một người chú ý đến các lỗi lầm mà các tín đồ Đấng Christ phạm phải, một sự đánh giá công bằng về chứng cứ sẽ bày tỏ rằng Hội Thánh làm điều tốt nhiều hơn là làm hại từ trước đến nay. Hầu hết mối nguy hại được quy cho Hội Thánh xảy ra trong danh của Đấng Christ, nhưng được thực hiện bởi các Hội Thánh giả hay một người không phải tín đồ Đấng Christ. Những người này đã sử dụng danh của Đấng Christ như một bức bình phong để cố gắng biện hộ cho hành động không thánh sạch nào đó. Các tín đồ thực sự của Đấng Christ đã làm rất nhiều các việc tốt lành không kể đến và không tính toàn được trên thế gian qua sự cầu nguyện, sự hào phóng, ũng hộ các tài sản gia đình, sự dạy dỗ, các công việc từ thiện, và các việc lành. Hội Thánh được tạo thành bởi những người tốt nhất trên thế gian. Trong khi mọi tín đồ Đấng Christ và Hội Thánh dành thời gian để trao dồi, thì Hội Thánh giống như một thành phố trên một ngọn đồi với một đèn hải đăng để dẫn mọi người đến thiên đàng (Mathiơ 5:14-16).

Sự Thờ Phượng

Công việc của Hội Thánh không chỉ được dành cho chính bản thân nó và thế gian, mà nó còn dành cho Đức Chúa Trời trong sự thờ phượng. Sự thờ phượng là gì? Sự thờ phượng có thể được định nghĩa rõ ràng hoàn toàn là chúng ta làm trong sự hầu việc Đức Chúa Trời (Rôma 12:1-2). Sự thật nhận biết được từ định nghĩa này đó là toàn bộ cuộc đời của chúng ta sẽ là sống cho Đức Chúa Trời (Côlôse 3:17). Chúng ta không nên dành một hay hai tiếng một tuần vào việc thờ phượng Đức Chúa Trời và sau đó quên mất Ngài và sống cho chúng ta phần còn lại trong tuần. Mọi thứ mà chúng ta làm nên được thực hiện theo một cách mà chúng ta phải làm Đức Chúa Trời hài lòng và vâng phục ý muốn của Ngài. Nhưng ý nghĩa chung và rõ ràng của sự thờ phượng là không phải trọng tâm chủ yếu trong phần này. Một định nghĩa được giới hạn hơn về sự thờ phượng là “sự tôn kính và ngợi khen dành cho một Đấng được xem là thánh.” Sự thờ phượng quy danh giá về cho Đức Chúa Trời. Một từ Hy Lạp thường được dịch thành “thờ phượng” trong Tân Ước có nghĩa là “quỳ xuống và thờ phượng, cúi đầu tôn kính đến, sấp mình xuống trước, tôn kính đến’ (BDAG, 716-17; so sánh với Mathiơ 2:2, 8, 11; 4:9, 10; Giăng 4:23-24; 1 Côrinhtô 14:25; Khải Huyền 4:10; 5:14). Sự thờ phượng là ngợi khen và tôn kính Đức Chúa Trời cho sự vinh hiển tuyệt vời của Ngài. Nghiên cứu về bầu không khí mà được bày tỏ trên thiên đàng trước ngôi của Đức Chúa Trời để hiểu được sự thờ phượng đòi hỏi những gì (Khải Huyền 4:1-5; Êsai 6:1-5; 56:7; Mathiơ 21:13). Nhưng đừng nghĩ về Đức Chúa Trời như một Đức Chúa Trời ích kỷ, Đấng hão huyền và muốn chúng ta ngợi khen Ngài mọi lời để gây dựng nên cái tôi của Ngài (Công vụ 17:24-25; Thi Thiên 50:10-12). Đức Chúa Trời truyền cho chúng ta thờ phượng Ngài, bởi vì đó là cho lợi ích của chúng ta. Chúng ta cần phải thờ phượng để làm trọn bản chất của chúng ta như những người thuộc linh. Trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta khích lệ những người khác và giúp bản thân chúng ta.

Bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng hiện hữu mọi nơi, nên sự thờ phượng của tín đồ Đấng Christ có thể được thực hiện ở bất cứ đâu. Một người không phải ở một nơi thánh hay một toàn nhà cụ thể để thờ phượng Đức Chúa Trời (Rôma 16:5; 1 Côrinhtô 16:19; Côlôse 4:15; Công vụ 2:46; 5:42; 16:13; 20:7-8). Sự thờ phượng của tín đồ Đấng Christ không được xác định bởi trang sức bề ngoài, nhưng bởi sự thành tâm bên trong mà chúng ta cảm nhận được trong lòng chúng ta dành cho Đức Chúa Trời. Đây là lý do vì sao một đời sống tinh sạch và một tấm lòng chân thành là các kết quả thiết yếu cho sự thờ phượng được chấp nhận (Thi Thiên 15:1-5; 24:3-4; Mathiơ 5:8). Đức Chúa Trời là một Đấng thuộc linh, vậy sự thờ phượng của chúng ta phải tuôn ra từ trong lòng của chúng ta. Đức Chúa Jêsus đã phán: “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4:24). Nếu như bạn là một tín đồ Đấng Christ và không thể tìm thấy một Hội Thánh gần kề mà trung tín với lẽ thật, bạn có thể thờ phượng Đức Chúa Trời tại nhà của mình với gia đình và bạn bè.

Hội Thánh ban đầu đã nhóm lại vào ngày đầu trong tuần, ngày chủ nhật, để thờ phượng (Công vụ 20:5-7; 1 Côrinhtô 16:1-2). Người Giuđa thờ phượng vào ngày thứ bảy trong tuần, ngày thứ bảy hay ngày Sabát, nhưng các tín đồ Đấng Christ tuyệt đối không tiếp tục phong tục đó. Bởi vì Đức Chúa Jêsus đã sống lại vào ngày đầu tiên trong tuần, nên ngày này được biết đến như ngày của Chúa và là ngày dành cho các tín đồ Đấng Christ nhóm lại để thờ phượng (Khải Huyền 1:10; Mathiơ 28:1; Mác 16:1-2). Dĩ nhiên, không có gì sai với các tín đồ Đấng Christ thực hiện hầu hết các công việc của sự thờ phượng vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ giúp cho sự phát triển thuộc linh của bạn nếu bạn dành thời gian một mình suốt tuần để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện Đức Chúa Trời (Mathiơ 6:6). Nhiều tín đồ Đấng Christ thích nhóm lại tại các gia đình hay các địa điểm khác suốt tuần để hát các bài thánh ca của tín đồ Đấng Christ, để cầu nguyện Đức Chúa Trời, để học Kinh Thánh, và để được lợi từ tình thông công với tín đồ Đấng Christ tốt (Công vụ 2:46; 5:42). Nhóm lại với các tín đồ Đấng Christ khác thường xuyên như bạn mong muốn, nhưng bảo đảm phát huy thói quen nhóm lại với các tín đồ Đấng Christ khác vào mỗi ngày chủ nhật để thờ phượng, trừ khi bị ngăn cản khỏi việc làm đó bởi một trở ngại như là bệnh tật (Hêbơrơ 10:25). Bạn cần sự khích lệ và hỗ trợ thường xuyên đến từ sự thờ phượng và thông công với các tín đồ khác.

Không phải mọi thứ mà các tín đồ Đấng Christ thực hiện trong suốt buổi nhóm lại ngày chủ nhật là sự thờ phượng theo nghĩa chính xác của sự bày tỏ lòng tôn kính đến Đấng thánh. Mục đích khác của sự nhóm lại là để khích lệ và dạy dỗ lẫn nhau (1 Timôthê 4:13; 1 Côrinhtô 14:19, 26). Các tín đồ Đấng Christ hát trong sự thờ phượng. Một vài bài hát sẽ là bài thánh ca của sự ngợi khen và thờ phượng Đức Chúa Trời và Đấng Christ, nhưng các bài khác có thể và bài hát mà bởi đó chúng ta dạy và khích lệ lẫn nhau (Êphêsô 5:19-20; Côlôse 3:16; Công vụ 16:25; 1 Côrinhtô 14:15). Việc đọc Kinh Thánh là một nét đặc biệt chung của sự thờ phượng của tín đồ Đấng Christ mà từ đó nhiều lợi ích có thể được tìm thấy (Khải Huyền 1:3; 1 Timôthê 4:13; 1 Têsalônica 5:27). Sự dạy dỗ, thúc đẩy, và chỉ dẫn dựa trên Kinh Thánh và các nét đặc biệt chung khác của sự thờ phượng của tín đồ Đấng Christ là rất quan trọng cho sự phát triển của tín đồ Đấng Christ (1 Timôthê 4:13-16; 5:17; 2 Timôthê 2:1-2; 3:10, 16; Công vụ 20:21-22; Giacơ 3:1). Sự nhóm họp cũng là thời điểm cho sự thông công, cho việc ở cùng với các tín đồ Đấng Christ khác, và cho việc chia sẽ với nhau lòng mộ đạo chung của chúng ta (Rôma 12:3-8, 15; 16:16; 1 Côrinhtô 16:20; 1 Giăng 1:3-4).

Hội Thánh thường có một quỹ mà được sử dụng cho các công việc từ thiện, để hỗ trợ các người lãnh đạo của nó, và cho nhiều nhu cầu khác (Rôma 12:13; 15:25-27; 1 Côrinhtô 9:1-14; 2 Côrinhtô 8:1-9:15; Hêbơrơ 1:1-3; 1 Timôthê 5:3-18; Giacơ 1:27). Chủ nhật là một thời điểm thích hợp cho các tín đồ Đấng Christ để dâng hiến vào quỹ của Hội Thánh (1 Côrinhtô 16:2). Bởi việc làm đó, chúng ta bày tỏ sự hiệp một và tình thông công với nhau của chúng ta. Thực tế, từ Hy Lạp cho “sự kết giao, giao thiệp, thông công, mối quan hệ thân thiết” được sử dụng để nói đến sự góp phần vào công việc của Hội Thánh mà “hào phóng, cảm thông, góp phần vào” như một “dấu hiệu của sự thông công hay bằng chứng của sự hiệp một tình anh em” (BAGD, 438-39; 2 Côrinhtô 8:4; 9:13; Rôma 15:26; Hêbơrơ 13:16). Người Giuđa có một hệ thống dâng một phần mười. Các tín đồ Đấng Christ có một hệ thống linh hoạt hơn về sự dâng hiến khi một người đang dư dật và khi có lúc khó khăn (1 Côrinhtô 16:1-2).

Sự cầu nguyện là một nghi thức thiết yếu của cả sự thờ phượng công khai và riêng tư. Các tín đồ Đấng Christ tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại, rằng Ngài nghe lời cầu nguyện, rằng Ngài yêu thương loài người, và Ngài đáp lại lời cầu nguyện. Đức Chúa Trời không luôn luôn ban cho chúng ta những gì mà chúng ta cầu xin, đặc biệt khi nó không phải nằm trong lợi ích tốt nhất của chúng ta, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng Đức Chúa Trời luôn muốn điều tốt nhất cho niềm hạnh phúc thuộc linh của chúng ta (Rôma 8:28). Mỗi người nên hình thành một thói quen cầu nguyện theo một nền tảng không thay đổi (1 Têsalônica 5:17; Rôma 12:12; Côlôse 4:2; Luca 18:1). Tránh những điều sẽ ngăn trở đời sống cầu nguyện của bạn, như là những rắc rối trong gia đình (1 Phierơ 3:7), một tâm hồn không tha thứ (Mathiơ 6:14-15; Êphêsô 4:32), không chân thật, thiếu sự ăn năn (Thi Thiên 66:18; Êsai 1:15), tội lỗi không được xưng nhận (1 Phierơ 3:12), hay thiếu đức tin vào Đức Chúa Trời (Giacơ 1:6-8). Mặc khác, nhiều điều sẽ giúp ích cho đời sống cầu nguyện của bạn, như là một đời sống đạo đức tốt (Thi Thiên 24:3-4), một tấm lòng vâng phục (1 Giăng 3:21-22), một thái độ tôn kính (Mathiơ 6:9), khiêm nhường, đức tin trong Đức Chúa Trời (Mathiơ 21:22; Mác 11:24), thành thật (Mathiơ 6:5-6; Thi Thiên 17:1), và một tấm lòng biết ơn (Côlôse 4:2; Philíp 4:6). Chúa của chúng ta là một tấm gương tuyệt vời của một người cầu nguyện (Giăng 17:1-26; Mathiơ 14:23; 26:36; Luca 5:16; 6:12; 9:28), và Ngài dạy dỗ rất nhiều về sự cầu nguyện (Luca 11:5-13; 18:1-8), như những người khác đã làm (1 Têsalônica 5:16-25; 1 Timôthê 2:1-8; Giacơ 5:13-18). Các môn đồ muốn Đức Chúa Jêsus dạy họ cầu nguyện như thế nào, và Lời cầu nguyện của Chúa là một lời cầu nguyện mẫu hoàn hảo mà phác thảo toàn bộ các mục chính mà một người phải nói đến trong sự cầu nguyện:

Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời! Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày; Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi; Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men (Mathiơ 6:9-13; so sánh với Luca 11:1-4).

Bữa ăn của Chúa hay lễ Tiệc Thánh là một nghi thức tưởng nhớ tôn kính Đức Chúa Jêsus Christ. Nó được lập ra bởi Đức Chúa Jêsus khi Ngài kỷ niệm lễ Vượt Qua cuối cùng của Ngài với các môn đồ (Mathiơ 26:17-30; Mác 14:22-24; Luca 22:14-23; 1 Côrinhtô 11:23-26). Ngài đã yêu cầu những người đi theo Ngài rằng: “Hãy làm điều nầy để nhớ ta” (1 Côrinhtô 11:24-25). Mục đích của lễ Tiệc Thánh là để nhắc chúng ta về sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus (1 Côrinhtô 11:34). Lễ Tiệc Thánh không nên được làm thành một bữa tiệc hay một buỗi tiệc lớn với mục đích làm no bụng (1 Côrinhtô 11:34). Mục đích của nó là sự suy ngẫm, tự xét lấy mình, và thờ phượng (1 Côrinhtô 11:27-28). Đó là một thời điểm cho sự thờ phượng, khi mà chúng ta có thể bày tỏ sự hiệp một với các tín đồ khác (1 Côrinhtô 10:16-17; 11:29-33). Bánh và nước trái nho là vật tượng trưng để nhắc chúng ta về thân thể và huyết của Chúa chúng ta. Bánh không men, tức là, bánh mà không có men, nên được sử dụng, bởi vì men là tượng trưng cho tội lỗi. Chúa của chúng ta là vô tội như con sinh tế hoàn hảo của chúng ta, vì vậy bánh không men nhắc chúng ta về Ngài như một chiên con không tì vết (1 Côrinhtô 5:7; Mác 14:1). Điều này làm cho lễ Tiệc Thánh thành một thời điểm tốt lành cho chúng ta để phục hồi lời cảm kết của chúng ta để cố gắng chiến thắng tội lỗi trong đời sống của chúng ta (1 Côrinhtô 11:27-32). Nước trái nho là nước ép của trái nho, bởi màu sắc và kết cấu của nó, nhắc chúng ta về huyết mà Đức Chúa Jêsus đã đổ ra cho tội lỗi của chúng ta. Các tín đồ Đấng Christ phải dự lễ Tiệc Thánh vào mỗi ngày đầu trong tuần như một bày tỏ về sự hiệp một của Hội Thánh mà nhóm lại vào mỗi ngày chủ nhật (1 Côrinhtô 10:16-17), như một sự nhắc nhở rằng Đức Chúa Jêsus còn sống và hiện hữu bởi vì sự sống lại của Ngài (1 Côrinhtô 11:26), bởi vì đó là ngày của Chúa, và trong sự bắt chước theo việc làm của Hội Thánh ban đầu (Công vụ 20:5-7; 1 Côrinhtô 16:1-2).

Giáo Hội Công Giáo La Mã kỷ niệm lễ Tiệc Thánh được gọi là lễ Misa, và nó được liên kết với tín lý sai lầm về sự hóa thể. Họ tin bánh và nước trái nho được biến đổi vào trong thân thể và huyết của Đấng Christ và Ngài bị dâng tế lại nữa trong suốt buổi lễ này. Ngược lại, Tân Ước dạy rằng sự đau đớn và sự chết của Đức Chúa Jêsus là một sự kiện một lần duy nhất mà có kết quả cho tất cả con người (Hêbơrơ 7:27; 9:12, 24-28; 10:10-14; Rôma 6:9). Đức Chúa Jêsus không bị dâng tế hết lần này đến lần khác. Khi Đức Chúa Jêsus phán về bánh: “Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta”, và về ly: “Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta” (Mathiơ 26:26-28), Ngài đang nói ẩn dụ. Ngài rõ ràng không muốn nói rằng nó là thân thể và huyết thực sự của Ngài, bởi vì Ngài đang cầm bánh và ly trong tay của mình. Đây là cách nói bóng bảy như nhiều câu nói tương tự của Đức Chúa Jêsus cũng vậy (Giăng 10:7, 14; 15:5; Mathiơ 5:13-14). Bánh và nho là các vật nhắc nhở tượng trưng về sự hiện hửu của Ngài và về thân thể và huyết mà Ngài đã dâng cho tội lỗi của chúng ta trên thập tự giá.

Tân Ước không đưa ra trật tự tổ chức nào mà các buổi lễ thờ phượng phải được điều khiển theo. Người nam được ban cho vai trò của người lãnh đạo trong các buổi nhóm họp thờ phượng, như họ làm ở nhà và Hội Thánh nói chung (Sáng thế ký 1:26-27; 2:18; 3:16; 4:7; 1 Côrinhtô 11:2-16; 14:33b-36; Galati 3:28; Êphêsô 5:21-23; Côlôse 3:18-19; 1 Timôthê 2:1-15; 3:1-13; 1 Phierơ 3:1-7). Sự thờ phượng nên được thực hiện với thái độ đúng đắn, theo một cách có trật tự, và theo lẽ thật (Giăng 4:24; 1 Côrinhtô 14:40). Một buổi thờ phượng giống như sau sẽ làm Đức Chúa Trời hài lòng nếu nó được thực hiện theo một cách tôn kính. Khi bạn nhóm lại với các tín đồ Đấng Christ khác, bạn phải bắt đầu bằng sự cầu nguyện Đức Chúa Trời. Điều này có thể được nối tiếp bằng việc hát và cầu nguyện thêm. Ai đó có thể đọc một chương của Kinh Thánh cho tất cả nghe. Nếu ai đó có khả năng để dạy dỗ, thì sự chỉ dẫn từ Kinh Thánh theo hình thức một bài giảng là một việc làm phổ biến. Lễ Tiệc Thánh nên được tiến hành vào lúc nào đó và có thể được kết hợp với các lời cầu nguyện và hát thánh ca thêm nữa. Buổi nhóm họp là một thời điểm thuận tiện để thu sự gom góp để được sử dụng để giúp đỡ người túng thiếu hay tài trợ công việc khác của Hội Thánh. Những lời thông báo về thông tin quan trọng có thể được chia sẽ với mọi người. Ví dụ, một người có thể ghi chú lại những người bị bệnh và cầu nguyện cho họ. Buổi lễ có thể được kết thúc với một lời cầu nguyện hay một bài thánh ca. Cầu nguyện, hát, đọc Kinh Thánh, dạy dỗ, Lễ Tiệc Thánh, và dâng hiến là các hình thức truyền thống mà theo đó các tín đồ Đấng Christ luôn luôn tiến hành các buổi nhóm họp của họ.

Tương Lai

Cách nhìn tín đồ Đấng Christ về lịch sử đó là thế gian này có một sự khỏi đầu, mà chúng ta gọi là sự tạo dựng (Sáng thế ký 1), và nó sẽ có một kết thúc, mà sẽ xảy ra vào sự đến thứ hai của Đấng Christ. Sau sự đến thứ hai của Đấng Christ, mọi người phải đứng trước Đức Chúa Trời và Đấng Christ trong sự phán xét. Từ sự phán xét, mọi người sẽ được chuyển đến thiên đàng hay địa ngục đời đời. Đức Chúa Trời là tối cao và thực hiện ý muốn của Ngài trong lịch sử, và mục đích cho tất cả mọi thứ trong thế gian này là sự ca ngợi hoàn toàn của Đức Chúa Jêsus Christ như Chúa (Philíp 2:9-11; Côlôse 1:16). Sự sống đến từ Đức Chúa Trời, và hy vọng về sự sống đời đời phụ thuộc hoàn toàn vào Ngài (1 Timôthê 6:16). Bạn ở đâu trong kế hoạch thánh này? Bạn sẽ rất thích thú về những gì mà tương lai đem đến cho số phận của bạn. (Thi Thiên 90:12; Giacơ 4:14; Mathiơ 16:20).

Vì chúng ta là con người, tất cả chúng ta phải đối mặt với sự chết một ngày nào đó. Kinh Thánh không dạy về sự đầu thai hay sự luân hồi của linh hồn theo một chuỗi của sự sanh ra đời, sống và chết. Chúng ta sẽ chỉ chết một lần mà thôi (Hêbơrơ 9:27). Chúng ta không bất tử, nhưng bởi vì chúng ta là các cá thể thuộc linh, một phần của chúng ta vẫn sống sau khi chết (2 Côrinhtô 5:1); 2 Phierơ 1:13-14). Sự chết được định nghĩa từ một quan điểm thuộc linh như thời điểm khi linh hồn hay tâm thần rời khỏi thân xác (Giacơ 2:26). Chúng ta tự nhiên sợ chết, nhưng tin lành cho chúng ta hy vọng và có thể giúp chúng ta chiến thắng nổi sợ này (Thi Thiên 39:5; Rôma 7:24; Hêbơrơ 2:15; 1 Côrinhtô 15:26; Philíp 1:21-23). Kinh Thánh Cựu Ước không kể nhiều về sự sống sau khi chết. Nó được để lại cho Đức Chúa Jêsus và Kinh Thánh Tân Ước để giải thích điều này đầy đủ hơn. Phao-lô đã nói rằng Đức Chúa Jêsus Christ “dùng Tin lành phô bày sự sống và sự không hề chết ra cho rõ ràng” (2 Timôthê 1:10). Và đó là qua Đức Chúa Jêsus mà nọc của sự chết, tội lỗi, có thể được cất đi, ban cho chúng ta sự chiến thắng sự chết (1 Côrinhtô 15:54-57).

Tình trạng của linh hồn giữa thời điểm của sự chết và ngày phán xét là gì? Tình trạng này được gọi là trạng thái trung gian. Một vài người nghĩ rằng linh hồn ngủ trong suốt khoảng thời gian này và được đánh thức vào sự đến thứ hai của Đấng Christ. Kinh Thánh không sử dụng thuật ngữ “ngủ” để miêu tả về người đã chết, nhưng đây chỉ là sự miêu tả về thân thể của một người chết hiện ra cho những người còn sống như thế nào (1 Têsalônica 4:13). Một người đang ngủ thì người đó không còn hoạt động trong thế giới vật chất nữa (Khải Huyền 14:13). Các đoạn Kinh Thánh khác ngụ ý rằng linh hồn của những người đã chết có nhận thức sau khi chết (2 Côrinhtô 5:8; Luca 16:19-31). Linh hồn hay tâm thần của những người đã chết đi đến Sheol hay Âm Phủ. Âm phủ được chia thành hai phần (Luca 16:26). Phần tốt được gọi là Barađi, và đây là nơi của những người đã được cứu (Luca 23:39-43; Công vụ 2:27). Phần xấu được gọi là nơi đau khổ, và đây là nơi dành cho những người bị hư mất (Luca 16:23). Số phận đời đời của chúng ta được đóng chặt lại vào thời điểm của sự chết. Kinh Thánh không bày tỏ thông tin về một cơ hội thứ hai sau khi chết. Cũng vậy, Kinh Thánh không nói gì về một nơi chuộc tội hay một lữa hình phạt mà hầu hết các tín đồ Đấng Christ phải chịu đựng để được tẩy sạch trước khi vào thiên đàng. Nếu bạn là một tín đồ Đấng Christ trung tín khi bạn chết, sự chuộc tội của Đức Chúa Jêsus Christ trả cho tất cả mọi tội lỗi của bạn (1 Giăng 1:6-10). Tín lý Công Giáo La Mã về nơi chuộc tội sai lầm đặt một giới hạn lên sự tha thứ của Đức Chúa Trời mà có sẵn qua huyết của Đức Chúa Jêsus.

Sự kết thức của thế gian này sẽ xảy ra vào sự đến thứ hai của Đức Chúa Jêsus Christ. Không ai biết được khi nào sự đến thứ hai sẽ xảy ra (Mathiơ 24:44). Chính Đức Chúa Jêsus đã nói rằng Ngài không biết khi nào nó sẽ xảy ra, nhưng chỉ có mình Cha biết mà thôi (Mathiơ 24:36). Hãy đề phòng những người đặt ra những ngày thánh và đưa ra tuyên bố rằng họ có thể đọc được các dấu hiệu và biết khi nào nó sẽ xảy ra. Đức Chúa Trời đã hứa rằng Đức Chúa Jêsus sẽ quay lại, và Đức Chúa Trời luôn luôn giữ lời hứa của mình. Mặc dù một vài người là những người hay nghi ngờ, nhưng chúng ta vẫn sẽ tiếp tục trong đức tin. Một vài người sẽ cố gắng trói buộc Đức Chúa Trời vào thời gian của con người, nhưng Đức Chúa Trời sẽ làm việc theo ý muốn của chính Ngài (2 Phierơ 3:1-14). Bởi vì chúng ta không biết khi nào Đức Chúa Jêsus sẽ quay lại, chúng ta nên luôn luôn sẵn sàng (Mathiơ 24:44). Tín lý về sự đến thứ hai và tận thế sẽ thúc đẩy chúng ta sống đời sống thánh. Như Phierơ đã giải thích: “Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào” (2 Phierơ 3:11). Bởi vì sự đến thứ hai của Đức Chúa Jêsus Christ có nghĩa là sự cứu rỗi và một căn nhà nơi thiên đàng cho các tín đồ Đấng Christ, nó được miêu tả như “sự trông cậy hạnh phước” của chúng ta (Tít 2:13).

Khi Đức Chúa Jêsus quay lại thế gian này, sẽ có một sự sống lại chung của toàn thể loài người. Đức Chúa Jêsus đã nói: “Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi; ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán”(Giăng 5:28-29). Những người đã chết sẽ được sống lại, và những người vẫn còn sống vào sự đến thứ hai của Đấng Christ sẽ gia nhập với họ cho ngày phán xét, và sau đó bước vào sự đời đời (1 Têsalônica 4:13-18). Khi linh hồn hay tâm thần của chúng ta được hiệp lại với thân thể của chúng ta trong sự sống lại, một sự biến đổi xảy ra. Chúng ta nhận được một thân thể sống lại mới, mà sẽ không bao giờ chết (1 Côrinhtô 15:35-57). Chúng ta không biết được loại thực sự của sự tồn tại mới này, nhưng chúng ta biết nó sẽ giống với thân thể sống lại của Đức Chúa Jêsus (1 Giăng 3:2).

Ngay lập tức sau sự đến thứ hai của Đấng Christ và ngày tàn của thế gian, sẽ có một sự phán xét chung cho toàn bộ loài người. Chúng ta sẽ bị phán xét bởi Đức Chúa Trời và Đấng Christ (Giăng 5:22, 27; Công vụ 17:30-31; Rôma 14:10; 2 Côrinhtô 5:10; 2 Timôthê 4:1; Hêbơrơ 12:23). Đức Chúa Trời sẽ phán xét chúng ta theo những gì mà chúng ta đã làm trong cuộc đời này bởi tiêu chuẩn của lời của Ngài (Khải Huyền 20:12; Giăng 12:48; Rôma 2:6, 16). Sẽ có một sự phân chia lớn của loài người thành những người được cứu và những người bị hư mất (Mathiơ 25:31-46). Những người được cứu sẽ được bảo là: “Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất” (Mathiơ 25:34). Những kẻ bị hư mất sẽ được bảo là: “Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó” (Mathiơ 25:41). Ngày phán xét không phải là một sự kiện đáng sợ đối với người tin vào Đấng Christ, vì chúng ta sẽ được thưởng vào ngày đó thay vì bị kết tội (Rôma 8:1; Mác 9:41; Luca 6:35).

“Thiên đàng” là danh mà các tín đồ Đấng Christ sử dụng để chỉ đến tình trạng của niềm vui sướng đời đời mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho con cái của Ngài. Thiên đàng là quá tuyệt vời và những sự giới hạn của ngôn ngữ và tư duy của loài người là quá lớn đến nỗi Kinh Thánh thường sử dụng cách nói bóng bảy, tượng trưng để miêu tả thiên đàng (Khải Huyền 21:1-22:5). Thiên đàng là một nơi tuyệt vời bởi vì nó có nghĩa là chúng ta sẽ được ở với Đức Chúa Jêsus Christ (Giăng 14:1-3; Philíp 1:23; 1 Têsalônica 4:16-17). Nó giống với một bữa ăn hay một buổi tiệc lớn (Mathiơ 22:1-14; Khải Huyền 19:9). Sứ đồ Giăng nhìn thấy quanh cảnh này về thiên đàng:

Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: Này, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi.

Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra. Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho các dân. Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa; ngôi của Đức Chúa Trời và Chiên Con sẽ ở trong thành; các tôi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài; chúng sẽ được thấy mặt Chúa, và danh Chúa sẽ ở trên trán mình. Đêm không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời (Khải Huyền 21:3-4; 22:1-5).

“Địa ngục” là từ tín đồ Đấng Christ sử dụng để miêu tả về tình trạng của sự hư mất đời đời dành cho những người không trung tín với Đức Chúa Jêsus Christ. Từ “địa ngục” ban đầu chỉ đến một đống rác bên ngoài thành Giêrusalem. Đó là một nơi của khói, lửa, rác rưởi, sự hôi thối, và sự thối rữa. Đó là một bức tranh sinh động để nhắc chúng ta rằng chúng ta không muốn đi vào địa ngục. Các sự miêu tả của Kinh Thánh về địa ngục thường và ẩn dụ và bóng bảy, như với thiên đàng. Địa ngục làm một nơi của bóng tối, bởi vì nó có nghĩa là sự tách biệt với Đức Chúa Trời (Mathiơ 25:30; 2 Phierơ 2:4; Giuđe 13). Đó là một nơi của khói và lửa (Mathiơ 13:42; 25:41; ma 9:48; Khải Huyền 20:10-15) và sự đau đớn (Mathiơ 25:30; Khải Huyền 14:11). Khi một người bị kết tội vào trong địa ngục, thì không có lối ra. Sự hư mất là vĩnh viễn và không có hy vọng (Mathiơ 25:10, 46; Khải Huyền 14:11). Dễ dàng để thấy rằng Đức Chúa Jêsus đã cảnh báo mọi người về địa ngục (Luca 12:4-5; 13:28; Mathiơ 5:29-30; 10:28).

Hãy để phòng các tín lý cụ thể như là tín lý một ngàn năm hay sự sắp đặt của Chúa Trời. Những người đề xuất các tín lý này thường đặt ngày tháng cho sự đến thứ hai của Đấng Christ hay ngày tận thế. Họ nói về một sự sung sướng và sự cai trị một ngàn năm của Đấng Christ trên đất, nhưng sẽ không có sự sung sướng kín giấu nào khi các thánh đồ đột nhiên biến mất. Sẽ không có sự quay lại của Đấng Christ để cai trị trên đất 1000 năm. Khi Đấng Christ quay lại, mọi người sẽ được sống lại và ngày phán xét và sự đời đời sẽ tiếp nối thay vì một sự cai trị trên đất của Đấng Christ (Giăng 5:28-29; 1 Têsalônica 4:13-17; Hêbơrơ 9:28; Khải Huyền 1:7; 1 Côrinhtô 15:23-24).

Những người theo tín lý cai trị ngàn năm đưa ra hai sai lầm mấu chốt trong việc giải nghĩa Kinh Thánh. Trước nhất, họ nghĩ về nước của Đức Chúa Trời và sự cai trị của Đức Chúa Jêsus như một sự cai trị về vật chất trong thế gian này. Nhưng nước của Đức Chúa Jêsus và quyền làm vua đang hiện hữu bây giờ như một sự cai trị thuộc linh (Giăng 18:36; Rôma 14:17). Đức Chúa Jêsus đã là Vua của các vua rồi và nước của Đức Chúa Trời đã tồn tại rồi (Mathiơ 3:2; 11:12; 12:26-28; Mác 9:1; Luca 1:32-33; 16:16; Công vụ 2:29-33; 7:56; Êphêsô 1:20; Côlôse 1:13; Hêbơrơ 2:9; 12:28; Khải Huyền 1:6, 9; 11:15). Thứ hai, họ lấy rất nhiều đoạn Kinh Thánh mà đã được làm trọn rồi và tuyên bố rằng chúng vẫn chưa được làm trọn trong các sự kiện ngày nay ở Palestine. Hầu hết các đoạn Kinh Thánh mà họ tập trung đến đều đã được làm trọn rồi trong sự trở lại của Ysơraên khỏi sự đầy ải của người Babylon hay trong sự hủy diệt của thành Giêrusalem bởi dân La Mã vào năm 70 SCN (Mathiơ 24:1-28; Mác 13:1-23; Luca 21:5-36). Họ thường tuyên bố sách khải huyển nói trước về các sự kiện mà vẫn chưa được xảy ra, nhưng hầu hết tất cả những gì trong Khải Huyền đã được làm trọn rồi. Chủ đế chính của nó là sự bắt bớ của Hội Thánh ban đầu bởi đế chế La Mã (Khải Huyền 17:1-2, 15-18), bởi vì các tín đồ Đấng Christ sẽ không thờ phượng thần tượng hay hoàng đế La Mã (Khải Huyền 1:9; 2:10, 13; 6:9-11; 7:9, 13-14; 9:20-21; 12:17; 13:5-6, 15-17; 14:9-13; 16:2, 5-6; 17:6; 18:24; 19:2, 20; 20:4).

Đức Chúa Trời Ba Ngôi Vị

Thuật ngữ “Ba Ngôi Vị” không được sử dụng trong Kinh Thánh, nhưng nó thường được sử dụng bởi các tín đồ Đấng Christ để miêu tả sự hiểu biết của họ về tín lý của Đức Chúa Trời. các tín đồ Đấng Christ là những người theo thuyết một thần, tức là, họ tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất thực sự. Một vài người trên thế gian là những người theo thuyết đa thần và tin rằng có một vài, thậm chí là hàng ngàn, hàng triệu vị thần. nhưng các tín đồ Đấng Christ, cùng với người Giuđa, tin vào một Đức Chúa Trời duy nhất thôi (Phục truyền luật lệ ký 6:4; Mác 12:29; 1 Côrinhtô 8:4; Giacơ 2:19). Chúng ta biết Đức Chúa Trời duy nhất này theo ba cách, như Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Có một sự khác biệt giữa ba Đấng này; nhưng chỉ có một sự thống nhất trong vòng họ. Chúng ta đã học rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, tức Ngài là thánh hay thiêng liêng (Giăng 1:1; 20:28; Philíp 2:6; xem từ Đấng Cứu Thế từ thiên đàng và Sự giáng sanh của Đấng Christ ở trên). Bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời, nên Ngài xứng đáng với sự thờ phượng của chúng ta (Khải Huyền 5:1-14). Lưu ý rằng điều tương tự cũng như vậy với Đức Cha và Đức Thánh Linh.

Đức Cha là Đức Chúa Trời, tức Ngài là thánh và thiêng liêng (1 Côrinhtô 8:6; Galati 1:1; Êphêsô 4:6; 1 Phierơ 1:2; Giăng 6:27). Khi thuật ngữ “Đức Chúa Trời” được sử dụng trong Kinh Thánh mà không có bất cứ sự định nghĩa thêm nào khác, thì nó thường được sử dụng để chỉ về Đức Cha. Đức Chúa Trời là vĩ đại trong sự tồn tại và đặc điểm của Ngài. Sau đây chỉ là một vài trong số những thuộc tính của Đức Chúa Trời Đức Cha. Ngài là Đấng độc lập (Êsai 40:13-14; Thi Thiên 50:12; Công vụ 17:25), đời đời (Thi Thiên 90:2-4; Phục truyền luật lệ ký 32:40; Giacơ 1:17), một Đấng thần linh (Giăng 4:27; Thi Thiên 2:4), Đấng toàn tri (Thi Thiên 147:5), và Đấng có mặt kháp mọi nơi (Giêrêmi 23:23-24; Thi Thiên 139:7-12). Đức Cha là Đấng yêu thương (1 Giăng 4:8; Thi Thiên 118:1-29; Rôma 8:35-39), thánh (Êsai 6:3-5; Thi Thiên 99:9; Khải Huyền 15:4), thương xót )Phục truyền luật lệ ký 4:31; Thi Thiên 145:8), và công bình hay ngay thẳng (Êsai 5:16; Thi Thiên 11:7). Đức Chúa Trời là vĩ đại, oai nghiêm, tuyệt vời, và rất xứng đáng với sự thờ phượng và lòng trung thành của chúng ta (Khải Huyền 4:1-11; Mathiơ 4:10; Luca 4:8; Phục truyền luật lệ ký 6:13).

Đức Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời, tức Ngài là thánh hay thiêng liêng. Lưu ý trong Công vụ 5:3-4 mà Anania nói dối với “Đức Thánh Linh” và lúc đó ông đã nói dối với “Đức Chúa Trời” (so sánh với 1 Côrinhtô 3:16-17; 6:19-20). Đó là bởi vì Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh sở hữu các thuộc tính của Đức Chúa Trời (Rôma 8:2; Giăng 16:13; Hêbơrơ 9:14; Thi Thiên 139:7), làm công việc mà chỉ có mình Đức Chúa Trời có thể làm được (Sáng thế ký 1:2; Thi Thiên 104:30; Giăng 3:8; 16:8; Rôma 8:11; 2 Phierơ 1:21), được làm ngang hàng với Đức Chúa Trời (Mathiơ 28:19; 2 Côrinhtô 13:13), và nhận sự tôn kính và thờ phượng mà chỉ dành cho Đức Chúa Trời (1 Côrinhtô 3:16). Không nên nói đến Đức Thánh Linh như một “thứ” hay một “con” như thể Đức Thánh Linh là một nghĩa không phải nhân vật. Đức Thánh Linh là cá nhân và có thể bị nói dối hay làm cho đau lòng (Công vụ 5:3-4; Êphêsô 4:30). Đức Thánh Linh ngự trong các tín đồ Đấng Christ để thánh hóa và làm cho chúng ta mạnh mẽ (Công vụ 2:38; 5:32; Rôma 8:9-16, 26; 1 Côrinhtô 3:16-17; 6:11, 19-20; 12:13; 2 Côrinhtô 1:22; 5:5; Galati 4:6; Êphêsô 1:13; 3:14-16; Tít 3:5; 1 Giăng 4:13; Giuđe 19). Đức Thánh Linh mang bằng chứng cho Đức Chúa Jêsus Christ và cầu thay vì cớ chúng ta (Rôma 8:26-27).

Vậy Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh tất cả đều là Đức Chúa Trời, tất cả đều bình đẳng với nhau, và được hiệp nhất như một thể (Giăng 10:30; 15:26; Mathiơ 28:19; 1 Phierơ 1:2; 1 Côrinhtô 12:4-6). Chú ý cách Phao-lô xem xét họ cùng với nhau: “Nguyền xin ơn của Đức Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” (2 Côrinhtô 13:14). Tín lý về Đức Chúa Trời Ba Ngôi Vị loại trừ hai thái cực về một thuyết độc thần tuyệt đối và thuyết đa thần. Nhưng, mặc khác, các tín đồ Đấng Christ không tin rằng Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh là ba vị Đức Chúa Trời khác nhau. Có bất cứ chỗ trống nào giữa hai thái cực này cho một Đức Chúa Trời là một nhưng cũng là ba không? Như các vật tạo dựng có hạn chế làm việc trong các giới hạn lý giải của con người, chúng ta không thể mong đợi để hiểu được Đức Chúa Trời hoàn toàn. Đức Chúa Trời là vô hạn. Việc hiểu được Đức Chúa Trời hoàn toàn là ngoài khả năng của chúng ta. Một yếu tố của phép lạ còn sót lại trong tín lý về Đức Chúa Trời Ba Ngôi Vị thậm chí sau khi các học giả vĩ đại nhất của thế gian đã cố gắng hiểu được nó trong suốt 2000 năm qua. Những gì chúng ta có thể nói đó là chúng ta biết Đức Chúa Trời duy nhất như Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.

Đức Thánh Linh Và Các Phép Lạ

Đức Chúa Trời thi hành nhiều phép lạ trong thời kỳ Kinh Thánh qua các người hầu việc của Ngài bởi sức mạnh của Đức Thánh Linh. Mục đích chính của các phép lạ là sự khẳng định về lời của Đức Chúa Trời (Mathiơ 9:4-5; 12:28-29; Mác 2:10-11; 16:17-20; Luca 5:24; Giăng 21:24-25; Công vụ 2:32-33; 2 Côrinhtô 12:12). Nói về sự cứu rỗi vĩ đại mà Đức Chúa Trời đã ban cho loài người, tác giả Hêbơrơ trình bày rằng: “mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? --- là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta, Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra, để làm chứng với các kẻ đó” (Hêbơrơ 2:3-4). Một khi sự bày tỏ của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ đã được biết đến hoàn toàn rồi, thì các phép lạ đã làm trọn mục đích chính của chúng. Trong suốt thế kỷ thứ nhất, một sự suy tàn về các sự kiện mầu nhiệm đã trở nên rõ ràng, và vào thế kỷ thứ hai thì các phép lạ không còn được thực thi nữa.

Các lời tuyên bố hiện nay về các phép lạ bởi những người tôn giáo, tín đồ Đấng Christ hay không phải tín đồ Đấng Christ, là yếu kém khi so sánh với các phép lạ chính cống của thời kỳ Tân Ước. Đôi khi một lời tuyên bố hiện nay về một phép lạ chỉ là một sự cứu chữa về tinh thần và cơ thể. Những lúc khác, thì nó chỉ đơn giản là một sự kiện không thường xuyên hơn là một sự kiện siêu nhiên. Các lời tuyên bố khác về phép lạ có thể dể dàng được giải thích như các sự việc tự nhiên. Ví dụ, lời tuyên bố hiện nay về việc nói tiếng lạ không liên quan gì đến sự ban cho của Tân Ước. Việc nói tiếng lạ trong Tân Ước là đang nói về một ngôn ngữ lạ mà người đó chưa từng học qua (Công vụ 2:6, 8). Việc nói tiếng lạ hiện nay không gì hơn là tiếng nói bập bẹ của trẻ nhỏ mà những nhà ngôn ngữ học nói là nó không phải là một ngôn ngữ thực sự và các nhà tâm lý học nói nó được giải thích bởi những đặc điểm cá nhân thường là đặc tính có sức thu hút quần chúng. Họ mồi chài trên sự khờ khạo của mọi người hay trên những hy vọng không có khả thi của những người bệnh tật nghiêm trọng hay bị què. Rất nhiều cuộc điều tra nghiên cứu bởi các nhà khoa học không mang thành kiến đã thất bại để xạch trần những người thực thi phép lạ lừa bịp trong thế giới ngày nay. Cùng lúc, nhiều kẻ giả mạo cũng bị vạch trần. Không có người nào ngày nay có sức mạnh để thi hành phép lạ, để chữa người bện, để nói tiếng lạ, hay làm kẻ chết sống lại.

Đức Chúa Trời không định cho các phép lạ tiếp tục xuyên suốt mọi thời đại. Các phép lạ phải khẳng định đạo và giúp khởi xướng chiến lược cứu chuộc của Ngài. Một khi điều đó được làm trọn, thì Đức Chúa Trời không muốn mọi người dựa vào một chỗ tựa để tin đến. Ngài muốn mọi người “bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy” (2 Côrinhtô 5:7). Một khi Hội Thánh đã có thông điệp đã được khẳng định và một khi một sự ghi chép lâu bền, đáng tin cậy của lời nhắn này được viết xuống, tức là, Kinh Thánh Tân Ước, thì Đức Chúa Trời để cho các phép lạ thuyên giảm đi và chấm dứt hoàn toàn. Quá trình này cho phép Hội Thánh trở nên trọn vẹn và trưởng thành, hành động như một người trưởng thành bước đi trong đức tin, thay vì một đứa trẻ cần đến một phép lạ làm bằng chứng. Phao-lô nói đến điều này như sự đến của “sự làm trọn” hay “sự hoàn hảo” (1 Côrinhtô 13:8-13;so sánh với Êphêsô 4:11-16). Để đòi hỏi các phép lạ ngày nay là đang quay về tình trạng con trẻ (Mathiơ 12:38-39; 1 Côrinhtô 13:11). Thậm chí khi các sự ban cho làm phép lạ hiện hữu trong Hội Thánh Tân Ước, thì Phao-lô đã lưu ý tầm quan trọng thứ yếu của chúng và nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn hơn của tình yêu thương trong đời sống của chúng ta (1 Côrinhtô 12:29-13:13). Những gì phải kéo dài xuyên suốt thời kỳ tín đồ Đấng Christ là đức tin, hy vọng, và tình yêu thương, như Phao-lô đã giải thích trong đoạn Kinh Thánh này: “Nên bây giờ còn có ba điều nầy: Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương” (1 Côrinhtô 13:13; so sánh với Mathiơ 22:36-40).

Kinh Thánh

Các tài liệu mà tạo nên Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, Kinh Thánh, được xem là có thẩm quyền bởi các tín đồ Đấng Christ. Chúng là tòa án tối cao nhất mà một người có thể tìm đến để trả lời bất cứ câu hỏi tôn giáo nào. Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta ý muốn của Đức Chúa Trời và các ghi chép về Đức Chúa Trời đã làm việc trong lịch sử cho sự cứu rỗi của loài người như thế nào (Thi Thiên 119:105). Các tác giả của Kinh Thánh được giúp đỡ bởi Đức Thánh Linh trong sự soạn thảo của họ, vì vậy Kinh Thánh không phải là một cuốn sách bình thường. Nó được hà hơi, tức là, nó sống cùng với Đức Thánh Linh và nó có thể dẫn một người đến với sự sống đời đời (Hêbơrơ 4:12). Nguồn hay gốc của Kinh Thánh chính là Đức Chúa Trời. Các tác phẩm này không chỉ là các quan điểm hay sự giải nghĩa của các tác giả (2 Phierơ 1L20-21). Như Phao-lô đã nói: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn. Có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (2 Timôthê 3:16-17). Các cuốn sách khác Kinh Thánh có thể được nghiên cứu, dù là cho lợi ích của chúng ta hay sự tổn hại của chúng ta. Tuy nhiên, để nghiên cứu, tin và vâng phục Kinh Thánh có nghĩa là sự cứu rỗi (Giacơ 1:12; 2 Timôthê 3:15; 1 Phierơ 1:22-25; Giăng 20:30-31).

Kinh Thánh là một sự gom góp của 66 tác phẩm khác nhau với chiều dài khác nhau từ hơn 40 tác giả và được viết hơn 1500 năm. Kinh Thánh được chia thành hai phần chính, Cựu Ước và Tân Ước. Kinh Thánh Cựu Ước được viết trong suốt chế độ hay thời đại theo luật pháp Môise. Chúng chứa đựng những sự chỉ dẫn nói với dân Ysơraên cách để sống và thờ phượng như thế nào. Chúng cũng chứa đựng lịch sử, thơ ca, các bài hát thờ phượng, những câu nói khôn ngoàn, và những lời tuyên bố tiên tri. Các tín đồ Đấng Christ tin vào Kinh Thánh Cựu Ước như một sự bày tỏ được hà hơi của ý muốn của Đức Chúa Trời (2 Timôthê 3:16; 2 Phierơ 1:21; Giăng 10:35), nhưng chúng ta không làm theo tất cả các mạng lệnh tôn giáo được tìm thấy trong đó. Các mạng lệnh này được ban cho dân Ysơraên trong thời kỳ theo luật pháp Môise (Phục truyền luật lệ ký 5:1-2; Êxêchiên 20:10-12). Đức Chúa Jêsus Christ đã mở ra một thời kỳ mới (Mathiơ 5:17: Côlôse 2:14; Êphêsô 2:15; Rôma 6:14; 7:4; 10:4). Cựu Ước là sự chuẩn bị cho Tân Ước, và các tín đồ Đấng Christ sống theo giao ước mới (Galati 3:23-26; Hêbơrơ 7:12; 8:1-13; 10:1-10; Côlôse 2:14). Ví dụ, các tín đồ Đấng Christ không dâng các tế lễ sinh vật, bởi vì Đấng Christ là con sinh tế của chúng ta một lần cho tất cả các tế lễ.

Mặc dù các tín đồ Đấng Christ không sống duối luật pháp của Môise, nhưng có rất nhiều lý do để học các sách Cựu Ước. Hội Thánh ban đầu rao giảng, trích dẫn, và học tập từ Cựu Ước (Công vụ 2:14-36; 8:31-35; 17:2-3, 11; 18:28; 28:23). Phao-lô đã khẳng định rằng nó là dùng được và có ích cho các tín đồ Đấng Christ (1 Côrinhtô 10:11; Rôma 15:4). Nhiều nguyên lý có nguồn gốc của nó trong Cựu Ước. Các phẩm chất tốt và xấu được minh họa trong đời sống của các nhân vật trong Cựu Ước. Nó là một tài liệu lịch sử quan trọng. Nó giải thích nhiều điều trong Tân Ước, và nó mang bằng chứng về Đức Chúa Jêsus Christ. Nghiên cứu các sách Cựu Ước để học biết các lẽ thật vĩ đại về đặc tính của Đức Chúa Trời và về cách để sống một đời sống tốt, đạo đức là như thế nào. Nhưng hãy cẩn thận để không làm theo các nghĩa vụ tôn giáo Cựu Ước mà chỉ có ý nghĩa với dân Ysơraên mà thôi (Galati 5:4).

Các sách Tân Ước là cốt yếu, bởi vì chúng kể về câu chuyện của Đức Chúa Jêsus và Hội Thánh ban đầu. Ý nghĩa của sự bày tỏ của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ được giải thích trong các sách Tân Ước. Tân Ước chứa đựng các dữ liệu mà đứng trong một vị trí mang tính lịch sử duy nhất, bởi vì chúng được viết bởi những người là nhân chứng về đời sống, các phép lạ, sự chết, và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhiều sách Tân Ước được viết bởi các sứ đồ được đặc biệt chọn ra của Đức Chúa Jêsus (Rôma 1:1; Galati 1:1; 1 Phierơ 1:1; 2 Phierơ 1:1). Về việc đọc Kinh Thánh, nó được khuyên là một người bắt đầu với các sách tin lành và sau đó đọc phần còn lại của Tân Ước trước khi đọc Cựu Ước.

Tóm Tắt Của Các Sách Kinh Thánh

Các Sách Kinh Thánh Cựu Ước

Sáng thế ký: Một sách lịch sử về sự khởi đầu của thế giới, dòng dõi loài người, và các cách đối xử ban đầu của Đức Chúa Trời với loài người qua thời kỳ tộc trưởng. Năm sách đầu tiên của Cựu Ước được gọi là năm quyển đầu của kinh Cựu Ước.

Xuất Êdíptô ký: Sự giải phóng của dân Ysơraên khỏi ách nô lệ của người Êdíptô.

Lêvi ký: Các luật pháp nghi lễ, tục lệ, và đạo đức cho dân Ysơraên.

Dân số ký: Một sự ghi chép về những sự đi lang thang trong đồng vắng của dân Ysơraên.

Phục truyền luật lệ ký: Giao ước lập giữa Đức Chúa Trời và dân Ysơraên.

Giôsua: Sự xâm chiếm và phân chia vùng đất hứa bởi các chi phái Ysơraên.

Các quan xét: Lịch sử của Ysơraên trước chế độ quân chủ.

Rutơ: Câu chuyện về người bà tuyệt vời của vua Đavít.

1 Samuên: Cuộc đời của Samuên, Saulơ và Đavít.

2 Samuên: Thêm về cuộc đời của vua Đavít, vị vua thứ hai của Ysơraên.

1 Các Vua: Cuộc đời của Sôlômôn và các vị vua khác và một phần cuộc đời của tiên tri Êli.

1 Các Vua: Êli và Êlise và lịch sử của nước Ysơraên và Giuđa cho đến sự đày ải của người Babylon.

1 Sử ký: Các bảng phả hệ và một sự thuật lại về sự cai trị của vua Đavít.

2 Sử ký: Một sự thuật lại về sự cai trị của Sôlômôn và các vị vua khác cho đến sự hủy diệt thành Giêrusalem bởi Babylon.

Êxơra: Sự quay lại của dân Ysơraên từ Babylon, sự xây lại đến thờ, và công việc của Êxơra.

Nêhêmi: Sự xây lại các bức tường của thành Giêrusalem dưới sự lãnh đạo của Nêhêmi.

Êxơtê: Sự cứu rỗi của dân Giuđa bởi Êxơte trong suốt thời kỳ Ba-tư.

Gióp: Một cuộc tranh luận gây xúc động về sự công bình của Đức Chúa Trời khi một người công bình bị cho phép chịu đau đớn.

Thi Thiên: Một sự sưu tập các bài hát và các lời cầu nguyện của dân Ysơraên.

Châm ngôn: Một sự sưu tập các câu nói khôn ngoan, đa số bởi Sôlômôn.

Truyền đạo: Một cuộc tranh luận về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống.

Nhã ca: Một bài thơ tình yêu.

Êsai: Những lời tiên tri về vương quốc tối cao của Đức Chúa Trời và hy vọng về Đấng Mêsi. Sách này và các sách tiếp theo là các sách tiên tri.

Giêrêmi: Các lời tuyên bố tiên tri, đặc biệt là về sự sụp đổ của Giuđa cho đến Babylon.

Ca thương: Một lời than khóc về sự sụp đổ của thành Giêrusalem cho đến Babylon.

Êxêchiên: Một quang cảnh tiên tri từ sự sụp đổ của Giuđa bởi người Babylon cho đến Babylon và sự phục hồi có thể xảy ra.

Đaniên: Một vài sự kiện trong quá trì đày ải của người Babylon và một sự khẳng định của sự kiểm soát lịch sử của Đức Chúa Trời.

Ôsê: Sự không trung tín của dân Ysơraên và tình yêu thương của Đức Chúa Trời, một phần được kể trong cuộc hôn nhân của Ôsê và Gôme.

Giôên: Một lời kêu gọi ăn năn theo sau một dịch châu chấu.

Amốt: Một lời kêu gọi cho sự công bình xã hội trong Ysơraên.

Ốpđia: Thành Êđôm bị kết tội cho sự vui mừng với điều bất hạnh của dân Ysơraên.

Giôna: Một tiên tri miễn cưỡng rao giảng cho thành Ninive.

Mica: Một sự lên án của nghi thức trống không và không công bình và một lời giải thích về tôn giáo thực sự.

Nahum: Một lời tuyên bố về quyền Tối cao của Đức Chúa Trời như được nhìn thấy trong sự phán xét của Ngài về Ninive.

Habacúc: Đức tin trong sự công bình của Đức Chúa Trời được thử thách bởi sự áp bức người nghèo và sự thạnh vượng của kẽ hung ác.

Sôphôni: Sự phán xét của Đức Chúa Trời về các tội lỗi của Giuđa và các nước khác.

Aghê: Một lời khích lệ đến dân Giuđa để xây lại đền thờ.

Xachari: Sự xây lại đền thờ và hy vọng về Đấng Mêsi.

Malachi: Một lời thúc giục cho dân Ysơraên tội lỗi để ăn năn.

Các sách Tân Ước

Mathiơ: Sách đầu tiên của bốn sách tin lành mà nói về cuộc đời và các sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus Christ.

Mác: Sách ngắn nhất trong bốn sách tin lành mà nhấn mạnh về các việc làm hơn là các sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus.

Luca: Sách tin lành mà bày tỏ tình yêu thương toàn cầu của Đức Chúa Jêsus cho toàn bộ loài người.

Giăng: Sách tin lành cuối cùng được viết và được thiết kế để mang những độc giả của nó đến với đức tin trong Đức Chúa Jêsus.

Công vụ các sứ đồ: Một sách lịch sử về Hội Thánh ban đầu mà nhấn mạnh về công việc của các sứ đồ Phierơ và Phao-lô.

Rôma: Một trong mười ba thư tín của Phao-lô mà phác thảo nên kế hoạch của Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ.

1 Côrinhtô: Một nổ lực để chỉnh đốn các vấn đề trong Hội Thánh tại thành Côrinhtô.

2 Côrinhtô: Sự bào chữa của Phao-lô cho chính bản thân ông và chức sứ đồ của ông.

Galati: Một lời bào chữa về việc được xưng công bình bởi đức tin vượt qua các nổ lực để trói buộc các nghi lễ Do Tháo lên Hội Thánh.

Êphêsô: Một lời giải thích về mục đích đời đời của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ và Hội Thánh.

Philíp: Niềm vui của tin lành và lòng biết ơn của Phao-lô.

Côlôse: Một dị giáo ban đầu đã bác bỏ tính ưu việt và tính xứng đáng của Đấng Christ.

1 Têsalônica: Sự đến thứ hai của Đấng Christ, đời sống Hội Thánh, và sự hầu việc của Phao-lô.

2 Têsalônica: Lời thúc giục tiếp tục làm việc cho đến khi Đấng Christ quay lại.

1 Timôthê: Một lá thư của sự khích lệ đến một người rao giảng tin lành trẻ tuổi đối diện với các sự khó khăn và các thầy dạy đạo giả dối.

2 Timôthê: Một lá thư khác của sự khích lệ cho Timôthê một cách ngắn gọn trước khi Phao-lô chết.

Tít: Sử chỉ dẫn cho một người rao giảng trẻ tuổi khác.

Philêmôn: Một nổ lực để giải hòa một nô lệ bỏ trốn mới cải đạo và người chủ Christian của ông.

Hêbơrơ: Sự tối cao của Đấng Christ như thầy tế lễ thượng phẩm và tin lành vượt trội hơn hệ thống Cựu Ước.

Giacơ: Sự chỉ dẫn thực tiễn cho đời sống hằng ngày của tín đồ Đấng Christ.

1 Phierơ: Đời sống thánh đối diện với sự bắt bớ đang phát triển.

2 Phierơ: Một nan đề với các thầy dạy đạo giả trong Hội Thánh.

1 Giăng: Sự bảo đảm lại cho Hội Thánh đã đối diện với sự dạy dỗ giải của thuyết ngộ đạo.

2 Giăng: Tầm quan trọng của yêu thương người trung tín trong khi chống đối lại các thầy giả dối.

3 Giăng: Một lá thư cảm ơn cá nhân.

Giuđe: Một lời cảnh báo về các thầy dạy đạo giả.

Khải Huyền: Một lời lên án bóng bảy của đế chế La Mã cho việc bắt bớ Hội Thánh ban đầu và một lời tiên tri về sự sụp đỗ của La Mã và về ngày tàn của thế gian.

Kết Luận

Đạo Đấng Christ là gì? Sau nhiều cuộc thảo luận về các đề tài khác nhau, thì hy vong rằng câu trả lời là rõ ràng. Đạo Đấng Christ là niềm tin rằng Đức Chúa Jêsus của Naxarét là Con của Đức Chúa Trời, Đấng Christ, và Chúa. Đó là sự tin chắc rằng sự bày tỏ cao nhất về tình yêu thương và ý muốn của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Ngài. Là một tín đồ Đấng Christ có nghĩa là bạn “biết Đấng Christ” và trở thành “giống Ngài” cho đến khi “Đấng Christ được thành hình trong bạn” và “sống” trong bạn (Philíp 3:10; Galati 2:20; 4:19; so sánh với Êphêsô 4:13). Một tín đồ Đấng Christ là người “sống bởi đức tin trong Con của Đức Chúa Trời” (Galati 2:20). Nhận biết Đấng Christ là rất quan trọng đến nỗi mọi thứ khác trong thế gian này là rác rưởi khi so sánh với (Philíp 1:21; 3:7-9), bởi vì Đức Chúa Jêsus Christ là hy vọng duy nhất về sự cứu rỗi cho loài người (Công vụ 4:12; Giăng 14:6).

Tầm quan trọng của Đức Chúa Jêsus Christ được tóm lại rõ ràng bởi tác giả của thư cho người Hêbơrơ:

Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao (Hêbơrơ 1:1-3).

Sứ đồ Phao-lô đã viết một tóm tắt siêu việt về Đức Chúa Jêsus là ai:

Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài. Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu, sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng. Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài, và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời (Côlôse 1:15-20).

Từ Hy Lạp dia thường được dịch thành từ “qua.” Nó thường được sử dụng cho một tác nhân, tức là, người nào đó hay thứ gì đó đứng giữa tri thức và không phải tri thức của một đối tượng hay một mục đích. Lưu ý trong các đoạn trích sau về cách mà ân điển, lẽ thật, sự cứu rỗi, đời sống, sự tha thứ, bình an, sự xưng công bình, sự công bình, chiến thắng sự chết, và sự giảng hòa tất cả đến “qua” Đức Chúa Jêsus Christ như thế náo (Giăng 1:17; 3:17; 10:9; 14:6; Công vụ 10:43; 13:38; 15:11; Rôma 1:5; 5:1, 2, 9, 17, 18, 19, 21; 8:37; 1 Côrinhtô 15:57; 2 Côrinhtô 3:4; 5:18; Êphêsô 1:5; 2:18; Philíp 1:11; Côlôse 1:20; 1 Têsalônica 5:9; Hêbơrơ 7:25; 1 Giăng 4:9).

Tầm quan trọng của Đức Chúa Jêsus được nhìn thấy trong nhiều tên, danh xưng và các thuật ngữ miêu tả mà Ngài được dành cho trong Kinh Thánh, mà bao gồm Đấng Christ (Mathiơ 16:16), Đức Chúa Trời (Giăng 1:1; 20:28), Con của Đức Chúa Trời (Giăng 3:16; 20:13; Rôma 1:3), Em-ma-nu-ên (Mathiơ 1:23), Chiên con của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29), sự sáng của thế gian (Giăng 9:5), Đấng Cứu Thế (Luca 2:11; Giăng 4:42), Ngôi Lời (Giăng 1:1, 14), Đấng Alpha và Ômêga (Khải Huyền 21:6), Đấng chăn chiên tốt lành (Giăng 10:11), Vua của dân Giuđa (Mathiơ 27:37), Chúa (Công vụ 2:36), Vua của các vua và Chúa của các Chúa (Khải Huyền 19:16), Chúa của vinh hiển (1 Côrinhtô 2:8), Đấng thánh của Đức Chúa Trời (Mác 1:24), đá gốc nhà (Êphêsô 2:20), nền móng (1 Côrinhtô 3:11), làm đầu kẻ chăn chiên (1 Phierơ 5:4), và Con yêu dấu (Luca 3:22; 9:35).

Đó là cho các lý do này mà chúng ta nài xin độc giả tin vào Đức Chúa Jêsus Christ và vâng phục ý muốn của Ngài. Bạn có mọi thứ để đạt được và không mất thứ gì cả. Có lúc một vài người từ bỏ việc đi theo Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus đã quay qua các môn đồ còn lại và hỏi họ rằng: “Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời; chúng tôi đã tin, và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời” (Giăng 6:66-69). Tại sao cuốn sách này được viết ra? Để sử dụng lời của sứ đồ Giăng, nó được “chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống” (Giăng 20:30-31).

Return to Home Page